Môi trường gia đình

Một phần của tài liệu Bài giảng xã hội học đại cương (Trang 111 - 113)

3. Nội dung giảng dạy

6.3.1 Môi trường gia đình

Gia đình không chỉ tái sản xuất ra con người về mặt thể chất mà còn tái sản xuất ra đời sống tình cảm, tâm hồn, văn hóa, tức là xã hội hóa-quá trình biến đứa trẻ từ một sinh vật người thành con người xã hội.

Gia đình là môi trường vi mô có vai trò quan trọng nhất trong giai đoạn xã hội hóa ban đầu. Thực tế, hầu hết những đứa trẻ sống không có gia đình, do thiếu sự giáo dục răn dạy cho nên những đứa trẻ dễ bị hư hỏng, vì chúng hấp thu những thói hư tật xấu trong xã hội. Tuy nhiên, không phải những đứa trẻ có gia đình đầy đủ , bố mẹ đều là những đứa trẻ ngoan.

Trong mỗi gia đình đều có một tiểu văn hoá, được xây dựng trên nền tảng văn hoá chung, nhưng với những đặc thù riêng của từng gia đình, được quy định bởi nền giáo dục gia đình, truyền thống, lối sống của gia đình mà cá nhân sẽ tiếp nhận những văn hoá không giống nhau. Những quy tắc ứng xử, các giá trị, kinh nghiệm sống... đầu tiên con người tiếp nhận từ chính các thành viên trong gia đình, từ đó, tạo thành những đặc điểm nhân cách khá riêng biệt.

Xã hội hóa của gia đình diễn ra suốt cả cuộc đời con người với tư cách là một quá trình liên tục. Gia đình tham gia vào tất cả các giai đoạn xã hội hoá trong chu trình sống của con người. ở giai đoạn nào vai trò của gia đình cũng thể hiện rất rõ

- Giai đoạn tuổi ấu thơ

- Giai đoạn tuổi mẫu giáo nhi đồng

- Lứa tuổi thiếu niên

- Lứa tuổi trưởng thành

- Giai đoạn chuẩn bị kết hôn và làm cha làm mẹ

- Giai đoạn bước sang tuổi già

- Giai đoạn cuối cùng của chu trình sống là chuẩn bị đón cái chết

Giai đoạn tuổi ấu thơ

- Gia đinh là môi trường xã hội hóa đầu tiên của đứa trẻ.

- Chỉ sau khi sinh ra không lâu, trẻ sơ sinh đã hướng về thế giới xung quanh và bắt đầu quá

trình học hỏi.

- Các giác quan của trẻ hoạt động thể hiện ở các cảm giác nghe, nhìn, ăn uống, cảm giác nóng

lạnh.

- Sự tham gia của các thành viên trong gia đình (mẹ, bố) như cho ăn, tắm rửa, thay tã lót, bế,

ru trẻ v.v…và cách thức chăm sóc của họ như giờ giấc ăn, ngủ, tập ăn những thức ăn ngoài sữa mẹ…đã giúp trẻ đào luyện các thói quen.

- Ở giai đoạn này gia đình hầu như là môi trường xã hội hóa và tác nhân xã hội hóa duy nhất

- Cùng với việc đào luyện các thói quen, trẻ bắt đầu tập đóng các vai trò của người lớn, chúng mô phỏng hoạt động và quan hệ xã hội của người lớn thông qua các trò chơi. Ở giai đoạn này trẻ bắt đầu có những mối quan hệ với xã hội bên ngoài như bạn chơi, bạn học, thầy cô giáo.

- Trẻ bắt đầu chịu ảnh hưởng của ti vi, phim ảnh, các phương tiện truyền thông đại chúng...Gia

đình có vai trò quan trọng trong việc tổ chức và hướng dẫn các hoạt động của trẻ: chơi với ai, cách chào hỏi, mời ăn, xem sách gì, học trường nào, bao giờ được xem TV và chương trình nào,..

- Gia đình giúp trẻ nhận thức được cái đúng, cái sai, cái được phép và cái không được phép

bằng cách khuyến khích, động viên, khen ngợi khi trẻ làm đúng, hoặc ngăn cấm, không bằng lòng khi trẻ làm không đúng, làm cho trẻ có cảm giác tội lỗi và xấu hổ khi vi phạm quy tắc; giúp trẻ hình thành ý thức trách nhiệm thông qua các việc làm cụ thể.

Giai đoạn tuổi thiếu niên

- Trẻ em tiếp xúc đa dạng với thế giới xung quanh, bước đầu hình thành những giá trị, chuẩn

mực, thiết lập quan hệ với những người xung quanh trước hết là với những người trong gia đình, thử sức trong các quan hệ xã hội, tiến tới hình thành nhân cách độc lập

- Ở giai đoạn này gia đình giúp đỡ và cung cấp cho các em những kinh nghiệm xã hội trong

quan hệ và ứng xử với những người xung quanh, động viên, thông cảm, nâng đỡ các em khi thất bại và nản trí, giúp các em những kiến thức, hiểu biết cần thiét để tự chủ ở giai đoạn dậy thì khi cơ thể có những thay đổi lớn

Giai đoạn tuổi trưởng thành

- Cá nhân phát triển bản sắc cái tôi, hình thành những kinh nghiệm xã hội ổn định, chuẩn bị

bước vào những nhóm làm việc, những tổ chức xã hội hay cộng đồng mới. Ở giai đoạn này, xã hội hóa sơ cấp hầu như đã hoàn thành, nhân cách về cơ bản đã hình thành.

- Gia đình giúp cá nhân đã trưởng thành trả lời được 3 câu hỏi:

o làm nghề gì để kiếm sống (định hướng nghề nghiệp);

o theo lối sống nào (định hướng giá trị);

o yêu ai (định hướng hôn nhân)

Giai đoạn chuẩn bị kết hôn và làm cha mẹ

- Vai trò của người vợ, người chồng, người mẹ, người cha đã được nhận thức từ trong gia đình

qua cách ứng xử của cha mẹ đối với nhau.

- Gia đinh tạo cho cá nhân động cơ và mong muốn đi tới kết hôn và giúp cho các cá nhân biết

cách ứng xử khi họ kết hôn.

- Một người trước khi bước vào hôn nhân thường đã quan sát hôn nhân của cha mẹ trong một

Chương 6: Xã hội hóa 101

- Các vai trò hôn nhân được học hỏi chủ yếu từ các vai trò thể hiện trong hôn nhân của cha mẹ.

Mô hình hôn nhân của cha mẹ có vai trò cực kỳ quan trọng đối với việc xã hội hóa vai trò hôn nhân và làm cha mẹ cho con cái.

Giai đoạn bước sang tuổi già

- Người trẻ tuổi có thể hình dung được cuộc sống của mình khi bước sang tuổi già sẽ diễn ra

như thế nào chính là nhờ quan sát cuộc sống của những người già trong gia đình. Gia đình giúp mỗi người đương đầu được với tuổi già và cái chết.

Do biết cuộc sống của người già trong gia đình mà người ta đã biết già đi một cách đẹp đẽ.

Giai đoạn cuối cùng của chu trình sống: chuẩn bị đón cái chết

- Gia đình cũng đã giúp cho các thành viên của mình đi đến tiếp nhận cái chết một cách thanh

thản hơn vì họ đã có dịp chứng kiến cái chết của nhiều người thân khác. Những nghi lễ của các đám tang có ý nghĩa đối với người sống nhiều hơn là đối với người chết.

- Gia đình giúp cá nhân khắc phục được tâm trạng buồn rầu, cô đơn vì người ta nói đến người

đã mất một cách tự nhiên trong mối quan hệ với những người đang sống làm cho cái tang trở nên bình thường.

- Sự thương tiếc và thờ cúng của gia đình đối với những người đã chết khiến cho các cá nhân

dễ dàng chấp nhận cái chểt của mình hơn khi họ biết rằng dù có chết đi họ cũng vẫn được sống trong lòng người thân.

Tính chất hai chiều của xã hội hóa

Xã hội hóa không chỉ cần thiết đối với con cái, đối với trẻ em mà còn cần thiết đối với bố mẹ và người lớn tuổi.

Xã hội hóa không chỉ gồm những điều cha mẹ truyền cho con cái mà còn cả những điều con cái mang lại cho cha mẹ mình.

Quá trình tương tác giữa cha mẹ và con cái có thể làm thay đổi những chuẩn mực ứng xử, cách thức, phương thức quan hệ do lớp trẻ tiếp cận nhanh chóng hơn với sự đổi mới về văn hóa và hệ thống giá trị, không dừng lại ở tiếp thu những chuẩn mực và giá trị của những thế hệ trước đây. Quá trình xã hội hóa trở lại rất dễ dàng nhận thấy ở những xã hội đang diễn ra những sự biến đổi mạnh mẽ.

Một phần của tài liệu Bài giảng xã hội học đại cương (Trang 111 - 113)