3. Nội dung giảng dạy
9.9.2 Cách trình bày phần chính
- Phần giới thiệu: Viết ngắn gọn, nêu rõ trọng tâm của bài nghiên cứu và những đóng góp về mặt lí thuyết của nó.
- Bối cảnh của vấn đề nghiên cứu: Phần này giải thích chủ đề nghiên cứu đã được trình bày
như thế nào trong lịch sử nghiên cứu. Trích dẫn những tác giả đã từng nghiên cứu trong lĩnh vực này và giả thích tại sao chủ đề nghiên cứu lại quan trọng.
- Nội dung nghiên cứu: Phần này cần bao quát mọi khía cạnh của câu hỏi nghiên cứu và nội
dung chính của đề tài, định nghĩa súc tích và rõ ràng vấn đề mà đề tài sẽ nghiên cứu.
- Mục đích của bài nghiên cứu
- Tầm quan trọng của bài nghiên cứu: Nêu rõ ràng tầm quan quan trọng của vấn đề nghiên
cứu, những đóng góp của bài nghiên cứu này đối với lịch sử nghiên cứu. Trích dẫn những tác giả đã nêu nhu cầu cần phải tiến hành thêm nhiều bài nghiên cứu trong cùng lãnh vực. Giải thích ai sẽ hưởng lợi ích từ kết quả nghiên cứu, tại sao họ được hưởng lợi ích và hưởng như thế nào.
- Câu hỏi nghiên cứu phải được viết rõ ràng. Nếu câu hỏi nghiên cứu quá to lớn thì sẽ khó
được trả lời, nếu câu hỏi cạn, nhỏ hẹp thì bài nghiên cứu sẽ không có chiều sâu.
- Phương pháp nghiên cứu (tóm tắt). Mô tả sơ lược phương pháp nghiên cứu và cách phân tích
dữ liệu. Các loại hình nghiên cứu thường là
- nghiên cứu hoạt động: tìm ra những kỹ năng hoặc phương pháp mới để giải quyết vẫn
đề;
- nghiên cứu tình huống: nghiên cứu thực trạng hoạt động, tác động môi trường vào
một cá nhân, một tổ chức hay cộng đồng nào đó; nghiên cứu tình huống thường sử dụng phương pháp định tính
- nghiên cứu mô tả: mô tả một cách có hệ thống và chính xác một tình hướng và lính
vực nghiên cứu cụ thể;
- nghiên cứu phát triển: là nghiên cứu nhằm khảo sát những thay đôt theo thời gian của
một cá nhân hay nhóm người;
- nghiên cứu đánh giá: nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến kết quả hay phương
pháp được sử dụng trong lĩnh vực nghiên cứu;
- nghiên cứu thực nghiệm: là hình thức nghiên cứu các mối quan hệ nhân quả khi so
sánh kết quả của một nhóm đối tượng được áp dụng một phương pháp mới với mọt nhóm đối tượng không được áp dụng phương pháp đó.
- Giả thuyết
- Những mặt hạn chế; nêu những mặt hạn chế, nhược điểm của bài nghiên cứu. Đó là những
yếu tố nằm ngoài sự kiểm soát của người nghiên cứu mà có ảnh hưởng tới dữ liệu hoặc quá trình thu thập dữ liệu
- Phạm vi nghiên cứu: là giới hạn lính vực nghiên cứu
- Định nghĩa từ/cụm từ: có thể định nghĩa từ/cụm từ trong phần riêng hay ngay trong bài NC.
Cần phải định nghĩa từ/cụm từ vì người đọc có thể không hiểu đúng nghĩa hoặc hiểu nhầm ý nghĩa của từ/cụm từ đa nghĩa. Giải thích tất cả các từ viết tắt bằng cách trong lần đầu tiên sử dụng phải viết nguyên cả cụm từ cùng từ viết tắt trong dấu ngoặt đơn đặt ngay sau đó
- Bố cục bài nghiên cứu: Trước khi kết thúc chương 1 trình bày chi tiết bố cục của bài nghiên
cứu
Chương 9: Phương pháp nghiên cứu xã hội học 169
Cơ sở lí luận cung cấp nền tảng cho đề tài nghiên cứu. truuwosc khi viết chương 2 lập danh sách chủ đề quan trọng mà bạn quan tâm và các biến liên quan đến các chủ đề đó.
- Mô tả dàn ý chương 2
- Phải thận trọng trong việc trích dẫn tài liệu vì hầu như các câu trong chương này đều được
trích dẫn. Các tài liệu được sử dụng trong chương này phải được nêu rõ trong phần tài liệu tham khảo. Khi trích dẫn trực tiếp
- Cách trích dẫn: Khi trích dẫn trực tiếp phải ghi luôn lại tên tác giả, năm và số trang của phần
trích. Nếu phần trích dẫn trực tiếp đó ít hơn 40 từ thì phải được đặt vào dấu ngoặt kép. Nếu phần trích dẫn dài hơn 40 từ thì không cần đặt vào ngoặt kép nhưng phải đặt chúng ở dạng khối, tách rời với phần văn bản xung quanh và thụt vào 1 khoảng trắng tính từ lề trái
- Tất cả tài liệu được trích dẫn trong bài nghiên cứu phải được liệu kê trong danh mục tài liệu
tham khảo, và ngược lại.
- Người ta sử dụng Endnote để lưu trữ, quản lí danh mục tài liệu trích dẫn và tài liệu tham
khảo. http://www.vdic.org.vn/data/File/Library/EndNote_Guides_v3.pdf
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Mô tả chi tiết cách chọn mẫu, kích cở mẫu, cách thu thập số liệu, các phương pháp xử lí số liệu
- Thông tin về đối tượng tham gia nghiên cứu cần có các yếu tố như; tổng số người
tham dự, tuổi tác, tôn giáo, giới tính, địa bàn sinh sống và các thông tin khác có liên quan đến đề tài.
- Thu thập dữ liệu đề cập đến một số nội dung như: phương pháp chọn mẫu, kích
thước mẫu, thiết bị đo đạc và cách thu thập dữ liệu
- Khi chọn kích cở mẫu cần cần nhắc đến các yếu tố liên quan sau: số lượng biến
cần quan sát, thời gian cần thiết cho việc thu thập số liệu, kinh phí dành cho công trình, mức độ tin cậy của mẫu, sự đa dạng trong nhóm đối tượng tham gia.
Nghiên cứu định lượng (qualitative research) là phương pháp nghiên cứu dựa trên các kỹ
thuật thống kê mô tả và suy luận
Công cụ đo đạc (tools) là các máy móc, thiết bị, khảo sát điều tra hay các biện pháp kiểm
tra được dùng trong việc thu thập và tổng hợp dữ liệu
Độ tin cậy (reability) là mức độ mà chỉ số nghiên cứu có thể chấp nhận được khi bỏ qua
Tính đúng đắn (validity) là độ chính xác, sự có nghĩa và khả năng ứng dụng của các kết
luận đặc trưng được rút ra từ những kết quả nghiên cứu
Phân tích dữ liệu (dat analysis) là quy trình thực hiện thông qua việc phân tích thống kê Thống kê mô tả (Description analysis) là sử dụng công cụ thống kê để hệ thống và mô tả
nhóm các điểm hay tập hợp các dữ liệu
Thống kê suy luận (Inference) là sử dụng công cụ thống kê để kiểm chứng giả thuyết hay
dẫn dắt đến các kết luận.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Là chương trình bày các phát hiện của đề tài nghiên cứu. Là chương tóm tắt các dữ liệu được thu thập và các con số thống kê hay số liệu phân tích. Phần kết quả nghiên cứu không bao gồm bất kỳ giải thích nào về dữ liệu hay việc phân tích.
- Phân tích số liệu thống kê (suy luận từ các phân tích thống kê) và trình bày bằng bảng số
liệu, các hình ảnh thể hiện số liệu thông tin và các phân tích thống kê được thực hiện
- Không lập lại các thông tin đã được trình bày trong bảng số liệu
- Đặt các bảng số liệu gần với phần mô tả bằng chữ viết về chúng
- Các bảng số liệu có thể kéo dài từ trang này qua trang khác nhưng nên lập lại tiêu đề ở
đầu trang để người đọc nắm được số liệu dễ dàng mà không cần phải xem lại trang trước
- Đặt tên và đánh số các bảng theo đúng trình tự. Nên đánh số chương kèm theo số bảng
trong chương. Ví dụ Bảng 3.13 thì 3 là số chương, 13 là số thứ thự của bảng trong bài báo cáo
- Đánh số thứ tự liên tục cả bài báo cáo, dùng Caption trong Word để đánh số thứ tự và
quản lí các biểu bảng
- Bảng số liệu kết hợp với hình ảnh, biểu đồ được dùng để báo cáo kết quả (đặc biệt là kết
quả định lượng) rất hiệu quả
Chương 5: Thảo luận, kết luận và kiến nghị
- Lặp lại câu hỏi nghiên cứu và/hoặc giả thuyết một cách chính xác như đã trình bày ở
chương 1
- Nêu kết quả không mong đợi nếu có. Nếu các kết quả không hỗ trợ cho các giả thuyết
vừa nêu. Tìm nguyên nhân và các sai lầm trong các giả thuyết ban đầu
- Thảo luận cho từng kết quả nghiên cứu ở chương 4
- Tùy theo bố cục của bài và mức độ phức tạp của lãnh vực nghiên cứu mà có thể tách ra
thành từng đề mục cho mỗi câu hỏi nghiên cứu
- Chỉ ra các câu trả lời đặc trưng của tưng kết quả nghiên cứu hay những điểm đặc sắc có
được từ mô hình nghiên cứu
- Có thể sắp xếp phần thảo luận một cách hệ thống dựa vào các câu hỏi nghiên cứu hoặc
các giả thuyết
- Phần kết luận tuân theo trình tự các kết quả nghiên cứu ở chương 4 thì bài báo cáo mới
có hệ thống
- Nhấn mạnh các điểm độc đáo và quan trọng trong bài báo cáo
- Kết luận phải cẩn thận, liên quan đến câu hỏi nghiên cứu
Chương 9: Phương pháp nghiên cứu xã hội học 171
- Ngay cả những kết luận có vẻ như hiển nhiên những nếu không có bằng chứng thuyết
phục để hỗ trợ thì cũng không thể đưa ra kết luận. Hãy dựa trên dữ liệu thu thập được chứ không dựa vào các suy luận cảm tính.