Vai trò của "cái hiện đại" trong việc hình thành bản chất con ngờ

Một phần của tài liệu kết hợp truyền thống và hiện đại trong quá trình đổi mới giáo dục - đào tạo ở việt nam hiện nay (Trang 34 - 39)

con ngời

a) Tác động tích cực của "cái hiện đại" trong việc hình thành bản chất con ngời

Theo Mác, "trong tính hiện thực của nó, bản chất con ngời là tổng hòa các mối quan hệ xã hội". Đó là các mối quan hệ từ những thế hệ trớc tạo ra, và các mối quan hệ của xã hội hiện đại mà con ngời đang sống. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại làm cho các lĩnh vực của cuộc sống hết sức năng động, các điều kiện và yêu cầu của cuộc sống luôn luôn thay đổi. Do khối lợng tri thức đợc tích lũy nhanh chóng, nhiều phát minh mới ra đời, đặc biệt là cuộc cách mạng tin học làm các luồng t tởng, các sản

phẩm văn hóa đợc phổ biến nhanh chóng và rộng khắp ảnh hởng đến các quan hệ truyền thống, các chuẩn mực xã hội tạo nên những mối quan hệ mới trong xã hội.

Trong xã hội hiện đại, năng lực cải tạo tự nhiên của con ngời tăng nhanh, do trình độ sản xuất cơ khí và tự động hóa phát triển, sự hợp tác xã hội chặt chẽ, con ngời và môi trờng quan hệ mật thiết hơn, cạnh tranh thị tr- ờng gay gắt hơn, nhịp độ mọi hoạt động sôi nổi khẩn trơng hơn. Cái hiện đại tạo ra một sự phân công lại lao động trong xã hội. Chuyên môn hóa quá trình sản xuất rất cao, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế xã hội với tốc độ nhanh, làm thay đổi t duy, tác phong của con ngời, làm thay đổi tính chất và trình độ của lực lợng sản xuất.

Nền kinh tế tích lũy vốn nhanh do sản xuất đợc cơ khí hóa, tự động hóa, áp dụng công nghệ cao, nhất là công nghệ điện tử, tin học, công nghệ sinh học trong việc chọn, lai tạo giống, phòng trừ sâu bệnh, làm trẻ lại nhiều ngành công nghiệp, tạo ra những sản phẩm có chất lợng cao, có nhiều tính năng mới mà tự nhiên không tạo ra đợc. Thông qua đầu t trực tiếp hay mua lại của nớc ngoài để chuyển giao công nghệ hiện đại, những nớc lạc hậu có thể tiếp nhận ngay những công nghệ tiên tiến mà các nớc khác đã mày mò, bỏ công tìm tòi, sáng tạo qua một thời gian dài. Từ đó làm cho con ngời năng động, nhạy cảm hơn, tăng khả năng nhận thức và cải tạo thế giới.

Thời hiện đại ngày nay còn gắn với xu thế toàn cầu hóa làm cho kinh tế và các hình thái ý thức xã hội xâm nhập vào nhau. Dù muốn hay không các quốc gia cũng phải mở cửa hòa nhập chung với thế giới hiện đại. Nhiều quốc gia đã tỉnh táo phân tích giá trị các khuôn mẫu, biết đón đầu, đi tắt, đi nhanh, biết kết hợp tuần tự và nhảy vọt, nhanh chóng tạo đợc nguồn lực con ngời thích nghi với công nghệ, biến công nghệ nhập thành công nghệ của chính mình, hiện đại hóa công nghệ truyền thống. Trong mối quan hệ tác động qua lại giữa con ngời và công nghệ hiện đại, giữa con ngời với con ngời để đi lên

cái hiện đại, nhiều năng lực mới trong mỗi con ngời nảy sinh và nhân cách phẩm chất của ngời lao động mới đợc hình thành. Con ngời có thể nhìn về quá khứ, hiểu biết những quy luật của hiện tại và dự đoán tơng lai.

Chính những nhân tố mới của thời đại đã tạo nên những mối quan hệ mới ảnh hởng to lớn đến các quan hệ truyền thống làm cho bản chất con ngời từng bớc thay đổi. Những thay đổi này có thể góp phần tích cực vào việc hình thành những con ngời năng động, có tri thức tổng hợp, có khả năng thích nghi cao với môi trờng và năng lực làm chủ tự nhiên, làm chủ xã hội, làm chủ bản thân tăng lên một cách rõ nét.

b) Tác động tiêu cực của "cái hiện đại" trong việc hình thành bản chất con ngời

Bên cạnh những yếu tố tích cực thì mặt trái của "cái hiện đại" đối với môi trờng xã hội và bản chất con ngời không phải là ít. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ làm cho tri thức của loài ngời bùng nổ, tác động của t duy lôgíc suy lý khô khan đang làm mất dần những cảm xúc thẩm mỹ của con ngời. Ngay từ thời cách mạng kỹ thuật, nhà bác học vĩ đại Sáclơ Đác Uyn sống vào những năm giữa thế kỷ thứ 19 đã nói lên cảm nghĩ của mình lúc đó rằng:

Cho đến khi tôi 30 tuổi hay ngoài 30 gì đó thơ ca thuộc nhiều thể loại... vẫn mang lại cho tôi niềm sảng khoái lớn lao và ngay từ khi còn là một cậu học trò tôi đã rất thích Sêc-spia... Hội họa mang lại cho tôi những niềm vui đáng kể, còn âm nhạc mang lại niềm khoái cảm lớn lao. Nhng bây giờ sau nhiều năm tôi không thể đọc nổi một câu thơ... tôi cũng hầu nh không còn yêu thích hội họa hay âm nhạc nữa... đầu óc tôi hình nh đã trở thành một cái máy nặn ra những quy luật chung từ những tập hợp lớn các dữ kiện. Nhng tại sao điều này lại làm teo mòn các phần đó của bộ não mà thôi, tôi không thể nào hiểu nổi... mất những sở

thích này là mất đi niềm hạnh phúc và rất có thể làm tổn thơng tới trí tuệ, và có lẽ tới cả tính cách đạo đức bằng việc làm suy yếu phần tình cảm thuộc bản chất chúng ta [67, tr. 44-45].

Bớc vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nớc, chúng ta làm chậm hơn so với nớc Anh là 229 năm, với Pháp là 163 năm, với Mỹ là 160 năm, với Nhật là 108 năm, với Đài loan là 42 năm và với Hàn Quốc là 32 năm. Muốn đuổi kịp các nớc đó cần phải đánh thức trí tuệ, tài năng đang tiềm ẩn trong mỗi con ngời Việt nam. Việc đó không chỉ kêu gọi, tuyên truyền, mà phải hòa vào vòng đua giáo dục - đào tạo để khai thác tài nguyên trí tuệ của dân tộc, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dỡng nhân tài. Tuy nhiên, quá trình mở cửa tiếp xúc với thế giới phơng Tây hiện đại cần phải có sự phân tích lý trí, bởi vì quá trình du nhập cái hiện đại không phải bao giờ cũng gặp thuận lợi, do các nớc phát triển không phải bao giờ cũng thiện chí vô t chuyển giao cái hiện đại, mà họ luôn luôn tìm cách biến các nớc chậm phát triển thành "bãi rác" của công nghệ lạc hậu, tiêu hao nhiều nhiên liệu, giá thành cao, gây ô nhiễm môi trờng. Hơn nữa, du nhập cái hiện đại không phải nh mong muốn chủ quan của các nớc lạc hậu mà còn bị chi phối bởi lợi ích kinh tế, chính trị của những nớc hiện đại. Kèm theo "cái hiện đại" về mặt này là sự thoái bộ về mặt khác. Chẳng hạn về mặt triết học, các trờng phái triết học phơng Tây hiện đại nh: chủ nghĩa thực chứng, chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa Frớt, chủ nghĩa Tômat mới, chủ nghĩa thực dụng... là những trờng phái triết học không có khả năng bao quát các mặt của thế giới nói chung và của đời sống xã hội nói riêng.

Mặc dù các trào lu triết học hiện đại ngoài mácxít đã phản ánh đợc một số vấn đề mới của thời đại hiện nay, đã có những tìm tòi, hơn nữa còn đạt đợc một số thành quả nhận thức nhất định, nhng do hạn chế về lập trờng chính trị giai cấp, do thế giới quan duy tâm và phơng pháp siêu hình, họ vẫn không đa ra đợc câu trả

lời khoa học cho các vấn đề đó, càng không thể chỉ ra phơng hớng tiến lên cho nhân loại [25, tr. 670].

Các học thuyết này tạo ra những thang giá trị phản văn hóa trong xã hội hiện đại, làm cho con ngời tách hẳn "chất sinh học" ra khỏi "chất xã hội", kích thích ham muốn hởng lạc, tạo ra một thứ đạo đức cho phép làm mọi chuyện, tạo ra sự giao tiếp, phong cách sống không cần lời. Tiền bạc quyết định mọi chuyện. Quan điểm đó thù địch với đạo đức, luân lý giá trị của nhân loại nói chung. Lẽ ra đời sống vật chất càng đợc nâng cao, khoa học kỹ thuật phát triển thì tính dân chủ, kỷ luật, cần kiệm, lòng vị tha, bao dung, nhân ái càng đợc coi trọng, nhng trái lại cái hiện đại làm cho một số ngời "đả kích, lẩn tránh cái cao cả", cái "hy sinh vì tập thể" nhờng chỗ cho chủ nghĩa cá nhân, vị kỷ.

Cái hiện đại đẩy nhịp sống tăng nhanh, sự vật cũng vận động nhanh hơn làm cho giá trị và mục tiêu luôn thay đổi, đồng thời tăng tốc sự phát triển sinh lý của tuổi trẻ, trong khi đó phải tăng thời gian giáo dục để tiếp cận với tri thức của nhân loại. Sự tác động của các hoàn cảnh đa dạng do xã hội hóa, ngoài thời gian học ở nhà trờng và tham gia các hoạt động khác của các tổ chức đoàn thể, ngời học còn chịu ảnh hởng của những nhân tố khác ở ngoài xã hội nên khó đạt đợc mục tiêu đào tạo.

Nhịp độ biến đổi nhanh của xã hội làm cho những điều kiện và lối sống, những chuẩn mực hành vi ứng xử, những tín ngỡng và giá trị trong quan niệm của các thế hệ đã tự mang trong mình nó những mâu thuẫn, do: ngời lớn tuổi ngày càng suy giảm khả năng thích nghi với cái hiện đại, trong khi đó tuổi trẻ năng động hơn, nhạy cảm với cái mới, khả năng tiếp thụ và sức hấp dẫn của cái mới, từ đó dễ tạo ra sự xung đột giữa các thế hệ. Hiện đại hóa bắt đầu từ phơng Tây. Các nớc thế giới thứ ba khi du nhập khoa học kỹ thuật phơng Tây vào nớc mình thờng nhập luôn cả cách làm,

cách nghĩ và lối sống của họ, làm cho những ngời lạc hậu bị thôi miên bởi những thành tựu kinh tế kỹ thuật của những nớc tiên tiến có thu nhập cao, chạy theo khuôn mẫu, không còn đủ tỉnh táo để phân tích cái hay, cái xấu để tiếp thu có chọn lọc. Sản xuất vật chất càng phát triển thì hố ngăn cách giàu nghèo trong từng quốc gia và trên toàn cầu ngày càng sâu rộng hơn. Chẳng hạn, năm 1820 khoảng cách giữa các nớc giàu nhất và nghèo nhất là 3/1 thì năm 1997 là 74/1. Năm 1997 các nớc giàu nhất chiếm 20% dân số lại nắm tới 86% GDP, "tài sản chỉ của 3 nhà tỉ phú cộng lại đã bằng GDP của 48 nớc chậm phát triển nhất với 600 triệu dân. Tài sản của 358 tỉ phú trên thế giới không kém gì thu nhập của 2,5 tỉ ngời ở các nớc nghèo, tức gần bằng một nửa dân số thế giới" [31, tr. 18].

Trong xu thế toàn cầu hóa, các nớc tất yếu phải mở cửa để tiếp nhận cái hiện đại. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là phải chấp nhận vô điều kiện quan điểm cũng nh mọi phơng thức phát triển của các nớc có kinh tế phát triển. "cái quan trọng là những quan điểm, những phơng sách đó có lợi cho ai" [56, tr. 33]. Học hỏi đợc cái hay, cái đẹp một cách hợp lý, tức là áp dụng cái hiện đại nhng vẫn giữ đợc cái cốt lõi của truyền thống.

Một phần của tài liệu kết hợp truyền thống và hiện đại trong quá trình đổi mới giáo dục - đào tạo ở việt nam hiện nay (Trang 34 - 39)