Kết hợp truyền thống và hiện đại trong nền giáo dục đào tạo Việt Nam thời kỳ đổi mới (1987 đến nay)

Một phần của tài liệu kết hợp truyền thống và hiện đại trong quá trình đổi mới giáo dục - đào tạo ở việt nam hiện nay (Trang 91 - 98)

tạo Việt Nam thời kỳ đổi mới (1987 đến nay)

Thứ nhất: Quan điểm giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu. Truyền thống coi trọng giáo dục trong thời kỳ đổi mới đợc hiện đại hóa lên một tầm cao mới, đó là quan điểm coi "giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu". Những chính sách giáo dục trong thời kỳ đổi mới đã làm cho nhận thức về vị trí, vai trò của giáo dục có những bớc chuyển biến quan trọng, đã huy động thêm các nguồn lực ngoài ngân sách Nhà nớc. Cuộc vận động xã hội hóa giáo dục dợc thực hiện rộng khắp, mạnh mẽ; tiềm lực vật chất và truyền thống hiếu học đợc huy động, xuất hiện nhiều nhân tố mới tạo thêm nguồn lực cho giáo dục, đặc biệt hình thức tổ chức "đại hội giáo dục cấp cơ sở" đợc nhân dân khắp nơi hởng ứng. Vì vậy, mỗi năm, ngân sách Nhà nớc chi 1 tỷ USD, đóng góp từ các nguồn xã hội 500 triệu USD, hợp tác quốc tế

100 triệu USD (tỷ lệ 10/5/1). Trong số 1 tỷ USD dành 80% cho chi phí lơng và học bổng, nên thực tế tỷ lệ trên sẽ là 2/5/1. Nh vậy, nguồn kinh phí do xã hội hóa giáo dục và hợp tác quốc tế đem lại so với ngân sách Nhà nớc là không nhỏ.

Chính sách của Nhà nớc cho mở các trờng dân lập, bán công ở các bậc phổ thông và bậc đại học, đã tạo ra phơng thức phát huy giá trị của dòng giáo dục dân gian,chất lợng giáo dục - đào tạo, bớc đầu đã thu đợc một số kết quả tốt. Theo tổng kết của Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ơng khóa VIII thì quá trình đổi mới giáo dục - đào tạo ở Việt Nam "đã có những tiến bộ bớc đầu về chất lợng trên một số mặt về các môn khoa học tự nhiên và kỹ thuật", nhất là ở bậc phổ thông và đại học hệ tập trung, số học sinh khá giỏi, số học sinh đạt giải trong các kỳ thi quốc gia và quốc tế ngày càng tăng.

Thời kỳ đổi mới đã xây dựng đợc phong trào học tập sôi nổi trong nhân dân, điển hình là phong trào xóa mù chữ và phổ cập tiểu học ở nông thôn, phong trào học tại chức, học kinh tế, pháp luật, ngoại ngữ, tin học, dạy nghề ở thành phố... dới nhiều hình thức, nhiều tổ chức trờng lớp khác nhau góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dỡng nhân tài cho đất nớc.

Các đoàn thể xã hội nh Hội liên hiệp phụ nữ, Hội liên hiệp thanh niên, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Bộ đội biên phòng tham gia tích cực vào các phong trào giáo dục, đặc biệt là phong trào chống mù, phổ cập tiểu học. Các gia đình nhận thức rõ hơn vai trò, vị trí của giáo dục trong sự phát triển kinh tế - xã hội, nhận thức đợc giáo dục không những là quyền lợi mà còn là nghĩa vụ của mọi công dân đối với đất nớc, nên đã đầu t nhiều hơn về vật chất và tinh thần động viên con em mình tích cực học ở nhà tr- ờng và tự học ở nhà. Quan điểm giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu còn thể hiện ở việc thực hiện sự công bằng trong giáo dục. Khác với các n- ớc t bản chủ nghĩa, bản chất của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa đợc thể hiện

ở sự công bằng trong giáo dục - đào tạo. Quan điểm này đã nhanh chóng trở thành hiện thực. Chẳng hạn, tỷ lệ học sinh nữ so với học sinh nam vào khoảng 93/100 - 94/100 ở bậc tiểu học và phổ thông cơ sở đợc giữ vững trong nhiều năm, sự cách biệt này hầu nh không đáng kể, đây là một thành công lớn và là một trong nhiều thành tựu giáo dục - đào tạo ở nớc ta, hiếm thấy ở khu vực châu á, đây là một thực tế mà thế giới phải công nhận. Những thành tựu của nền giáo dục - đào tạo Việt Nam đợc Quỹ Phát triển dân số Liên hợp quốc (UNFPA) khẳng định: "Vấn đề giáo dục ở Việt Nam từ lâu đã đợc coi là then chốt để xây dựng thành công một đất nớc phồn vinh và giàu mạnh, rõ ràng là Chính phủ đã rất thành công trong việc trang bị những kiến thức giáo dục cơ bản nhất cho đại bộ phận dân chúng" [3, tr. 48] và trong báo cáo "Nghiên cứu về tài chính cho giáo dục ở Việt Nam" (10-1996) Ngân hàng thế giới đã nhận xét "Việt Nam có một thành tích đầy ấn tợng về giáo dục, ngay cả khi so sánh với nhiều nền kinh tế khác có mức thu nhập cao hơn".

Nh vậy, trong quan niệm giáo dục - đào tạo con ngời của cha ông ta ngày xa và "con ngời mới" theo quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam hôm nay chúng ta bắt gặp những nội dung, những phơng thức giáo dục - đào tạo dờng nh lặp lại của điểm xuất phát ban đầu, nhng sự lặp lại ấy không nguyên xi nh trớc đây mà đã đợc phát triển, nâng cao bổ sung thêm cả về lợng lẫn chất, vừa giữ đợc những giá trị truyền thống giáo dục - đào tạo phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội Việt Nam. Đó là một dòng chảy từ quá khứ đến hiện tại và tơng lai, hòa quyện lại với nhau, không bị đứt gãy.

Thứ hai: Kết hợp giáo dục đạo đức và tri thức. Lịch sử giáo dục Việt Nam đã để lại cho chúng ta những giá trị truyền thống giáo dục - đào tạo đáng tự hào, ngày càng tỏa sáng và có tầm hiện đại trong thế giới ngày nay. Nền giáo dục cổ truyền nớc ta là giáo dục con ngời "làm ngời, dựng làng và giữ nớc". Mọi kết quả giáo dục đều quy vào mục đích đó. Từ hình thức tổ

chức trong hệ thống nhà nớc đến hình thức trờng dân lập, nhà chùa... đến những nội dung giáo dục, phơng thức giáo dục... đều nhằm vào mục tiêu đào tạo con ngời, xây dựng làng xóm, giữ gìn đất nớc.

Kết hợp truyền thống và hiện đại trong giáo dục - đào tạo ở Việt Nam đã gắn liền với sự nghiệp đổi mới toàn diện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Những thành quả của đời sống kinh tế - xã hội mà Việt Nam có đợc hôm nay đợc kế thừa trong quá khứ, từ những cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của cha ông để giữ gìn biên cơng, đến những cuộc vật lộn với thiên nhiên khắc nghiệt vùng nhiệt đới. Quá trình lịch sử vẻ vang đã hun đúc nên cốt cách và tâm hồn Việt Nam. Đó là truyền thống nhân đạo, tình đoàn kết thơng yêu, nghĩa đồng bào ruột thịt trong họ, ngoài làng, lá lành đùm lá rách. Đó là truyền thống cần cù bền bỉ, tự lực cánh sinh, luôn luôn tự khẳng định mình để vơn lên trong hoàn cảnh "nghèo nàn, lạc hậu". Đó là truyền thống ngoan cờng, quật khởi thể hiện ý chí "không có gì quý hơn độc lập tự do", là phẩm chất khoan dung, hòa hợp, sẵn sàng tiếp thu cái hay, cái tốt của ngời ngoài, cùng chung sống trong hòa bình hữu nghị. Những phẩm chất truyền thống của dân tộc đã biểu hiện qua các thời kỳ lịch sử, trong cuộc đấu tranh vũ trang hay ngoại giao, trong thế ứng xử hàng ngày của cuộc sống. Hai dòng giáo dục - đào tạo trong thời kỳ đổi mới đóng vai trò nòng cốt trong việc phát huy và hiện đại hóa truyền thống góp phần tạo nên nguồn lực con ngời trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Nét truyền thống của nền giáo dục - đào tạo cổ truyền Việt Nam qua tính chất nhân đạo đợc thể hiện trong nội dung và phơng pháp dạy dỗ, uốn nắn kèm cặp của nhà trờng, gia đình và xã hội để tạo nên những con ngời hữu ích cho Tổ quốc. "Làm ngời" là một nội dung giáo dục - đào tạo của truyền thống Việt Nam. Bí quyết để tạo nên con ngời là giáo dục lòng thơng bao la không bờ bến. Tính nhân đạo của truyền thống Việt Nam cũng nh nội dung giáo dục - đào tạo "làm ngời" trong nhà trờng, gia đình, xã hội Việt Nam đợc Đảng ta

kế thừa và nâng lên một tầm cao mới trên cơ sở những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và t tởng Hồ Chí Minh về giáo dục.

Thứ ba: Mở rộng mạng lới giáo dục - đào tạo. Nếu nh hệ thống giáo dục trong xã hội phong kiến, thực dân chỉ dành cho con em giai cấp thống trị, thì mạng lới giáo dục nớc ta trong thời kỳ đổi mới đã tỏa ra khắp các địa bàn nông thôn, hớng về cơ sở, mang lại cho xã hội một mặt bằng dân trí ngày càng cao, nông dân, công nhân có cơ hội đợc học tập, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trong cơ chế thị trờng, dòng giáo dục dân gian trong xã hội cũ chỉ là hình thức tự phát, thì thời kỳ đổi mới đã đợc hiện đại hóa nâng lên một tầm cao mới, thể hiện ở những chủ trơng, chính sách của Đảng và Nhà nớc. Theo tổng kết của Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ơng khóa VIII thì:

Trong những năm gần đây, giáo dục - đào tạo có những mặt tiến bộ, mạng lới trờng học phát triển rộng khắp. Hầu hết các xã trong cả nớc, kể cả các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo đã có trờng, lớp tiểu học. Phần lớn các xã vùng đồng bằng có trờng trung học cơ sở. Hầu hết các huyện có trờng trung học phổ thông, các tỉnh và nhiều huyện đông đồng bào dân tộc đã có hệ thống trờng dân tộc nội trú [20, tr. 20].

Nhiều huyện có 3 - 4 trờng phổ thông trung học. Cả nớc có 218 tr- ờng phổ thông nội trú cho con em các dân tộc thiểu số, trải đều khắp các tỉnh và huyện có đồng bào dân tộc. Cả nớc 247 trờng trung học chuyên nghiệp, 174 trờng dạy nghề, 46 trờng cao đẳng, 2 trờng đại học quốc gia, 3 đại học khu vực, 38 trờng đại học quốc lập, 9 trờng đại học dân lập. Quy mô giáo dục liên tục phát triển, ở các vùng, các ngành, các cấp học, mặc dù thời kỳ đầu đổi mới quy mô giáo dục đột ngột giảm sút, nhng sau đó tăng dần và càng về sau càng tăng nhanh, chẳng hạn, năm học 1993 - 1994 số học sinh phổ thông tăng 5% so với năm học 1992 - 1993, năm học 1994 - 1995 tăng 7% so với năm học 1993 - 1994. Riêng số học sinh phổ thông trung

học tăng nhanh, năm học 1993 - 1994 tăng 24% so với năm học trớc đó và tiếp tục tăng nhanh vào những năm sau. Đến năm học 1998 - 1999, cả nớc có 21.500.000 học sinh, sinh viên. Trong đó học sinh tiểu học có 10.250.214 ngời, trung học cơ sở 5.564.888 ngời, trung học phổ thông 1.657.708 ngời, trung học chuyên nghiệp 178.244 ngời, sinh viên đại học và cao đẳng 800.000 ngời.

Thứ t: Hiện đại hóa truyền thống hiếu học. Truyền thống hiếu học của dân tộc trong điều kiện mới, thể hiện ở nguyện vọng đợc học tập của nhân dân (phụ lục 6, 7, 8. 9, 10) đợc Đảng và Nhà nớc tạo môi trờng thuận lợi, một động lực mới, một phong trào thi đua sôi nổi đẩy nhanh sự phát triển cả số lợng và chất lợng học tập, trong kế hoạch dự kiến, ở hệ đại học và cao đẳng, quy mô đào tạo là 455.200 vào năm 1998. Song, trong năm học 1997- 1998 quy mô đó đạt tới con số thực là 568.321. ở các ngành học, bậc học khác cũng có xu hớng nh vậy "Đó là một dấu hiệu tốt chứng tỏ tiềm lực đào tạo ở Việt Nam cao hơn so với kế hoạch đợc đa ra trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam (1996)" [14, tr. 283]. Năm 2000 đã thực hiện đợc mục tiêu xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, chỉ tiêu năm 2010 phổ cập trung học cơ sở. Trong giáo dục - đào tạo, kế thừa đợc nhiều tinh hoa của nền giáo dục dân gian và xuất hiện nhiều yếu tố mới. Đó là, đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Đây là sự tiếp nối của giá trị truyền thống mà cha ông đã sáng tạo, nhng đợc nâng lên một trình độ mới. Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ơng đánh giá:

Trong giáo dục - đào tạo đã xuất hiện nhiều nhân tố mới... Các loại hình trờng lớp từ phổ thông đến đại học đa dạng hơn, tạo thêm cơ hội học tập cho nhân dân. Các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nớc đã huy động đợc thêm để phát triển giáo dục - đào tạo. Các gia đình, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội đã chăm lo cho giáo dục nhiều hơn trớc. Các phơng tiện thông tin đại chúng đã xây dựng đợc các chuyên mục phục vụ giáo dục - đào tạo [19, tr. 21].

Đa dạng hóa các loại hình giáo dục - đào tạo là một chủ trơng đúng đắn, phát huy đợc những giá trị truyền thống giáo dục - đào tạo của dân tộc, tiếp thu đợc những kinh nghiệm phát triển giáo dục của các nớc kinh tế phát triển, đồng thời phù hợp với tình cảm, nguyện vọng tha thiết của nhân dân là đợc học hành. Hiện nay, các loại hình ngoài công lập đã thu hút đợc khoảng 50% học sinh mầm non, 20% học sinh phổ thông trung học. Nhiều loại hình trờng đại học mới đợc hình thành nh: đại học mở, đại học dân lập, các trờng dự bị đại học, trung tâm hay cơ sở đại học... Nhiều phơng thức đào tạo mới ra đời nh: hệ dài hạn tập trung, lớp riêng, lớp chuyên tu mở rộng, tại chức, cao đẳng trong các trờng đại học... Nhờ vậy, số sinh viên trong các trờng đại học trong mấy năm gần đây tăng lên rõ rệt.

Số lợng sinh viên

Năm học Tổng số Tuyển mới

1986 - 1987 127.312 37.404 1987 - 1988 133.136 34.110 1988 - 1989 132.458 31.677 1989 -1990 138.566 32.838 1990 - 1991 144.495 48.433 1991 - 1992 160.196 59.525 1992 - 1993 210.216 73.471 1993 - 1994 242.155 80.747 1994 - 1995 356.310 77.043 1995 - 1996 414.183 123.969

1998 - 1999 798.857 (trong đó hệ dài hạn 414.434, còn lại hơn 300.000 hệ tại chức)

Một phần của tài liệu kết hợp truyền thống và hiện đại trong quá trình đổi mới giáo dục - đào tạo ở việt nam hiện nay (Trang 91 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w