Đổi mới nhận thức về vai trò của giáo dục

Một phần của tài liệu kết hợp truyền thống và hiện đại trong quá trình đổi mới giáo dục - đào tạo ở việt nam hiện nay (Trang 108 - 110)

Giáo dục - đào tạo phải đóng vai trò then chốt trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đây là một động lực đa đất nớc thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu vơn lên trình độ tiên tiến của thế giới. Vì vậy phải coi giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu, phơng hớng này thể hiện ở những nội dung sau:

- Các mục tiêu của giáo dục - đào tạo phải đợc coi trọng và u tiên hàng đầu trong những mục tiêu chiến lợc của mỗi quốc gia. Đầu t cho giáo dục - đào tạo là đầu t cơ bản, đầu t cho phát triển, có hiệu quả lâu dài, tạo động lực và đòn bẩy thúc đẩy nền kinh tế - xã hội, tạo điều kiện cho giáo dục đi trớc và phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Giáo dục phải đợc u tiên trong tỷ trọng ngân sách của Nhà nớc và các nguồn đầu t nớc ngoài.

- Những chính sách về giáo dục - đào tạo phải đợc Nhà nớc thể chế hóa trong hệ thống pháp luật, ăn khớp và đồng bộ với các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, phải huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dới sự quản lý của Nhà nớc.

- Hiện đại hóa giáo dục - đào tạo phải theo hớng: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dỡng nhân tài, nhằm mục tiêu phát triển những con ngời có kiến thức văn hóa, khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp, lao động, tự chủ, sáng tạo và có kỷ luật, giàu lòng nhân ái, yêu nớc, yêu chủ nghĩa xã hội, sống lành mạnh. Mục tiêu đó đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nớc những năm trớc mắt, và chuẩn bị cho tơng lai lâu dài của đất nớc, của thế kỷ XXI. Mục tiêu này đòi hỏi giáo dục - đào tạo phải mở rộng quy mô, chú trọng nâng cao chất lợng, hiệu quả giáo dục với phơng châm "gắn học với hành, tài với đức" trong việc hình thành con ngời mới ở Việt Nam.

- Hiện đại hóa giáo dục - đào tạo phải thực hiện theo phơng châm "Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng". Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trờng làm tăng nhu cầu đa dạng đối với giáo dục - đào tạo về quy mô, chất lợng, về năng lực và phẩm chất ngời lao động, đồng thời nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần thúc đẩy việc mở rộng, đa dạng hóa các loại hình trờng lớp, các hình thức giáo dục - đào tạo trong xã hội. Thực hiện công bằng trong giáo dục - đào tạo, trong nền kinh tế thị trờng đòi hỏi ngời đi học phải đóng học phí, ngời sử dụng lao động đã qua đào tạo phải đóng góp chi phí đào tạo để tăng nguồn lực cho đào tạo. Tuy nhiên sự công bằng trong giáo dục còn đòi hỏi Nhà nớc phải tăng thêm tỷ lệ ngân sách của Nhà nớc cho giáo dục, có chính sách đảm bảo cho ngời nghèo, các đối tợng chính sách đều đợc đi học.

- Nâng cao chất lợng và số lợng giáo viên các cấp, tăng cờng bổ sung và thay thế trang thiết bị trờng học. Trong chuỗi nhân tố tạo nên sự phát triển kinh tế - xã hội, nguồn lực con ngời giữ vị trí trung tâm quyết định đối với toàn bộ hệ thống nguồn lực khác, trí tuệ và phẩm chất con ngời có quyền lực cao hơn mọi quyền lực, là thớc đo mọi giá trị. Nguồn lực con ngời phải do chính con ngời tạo nên thông qua giáo dục bằng nhiều hình thức: tự giáo dục, giáo dục nhà trờng và giáo dục ngoài nhà trờng, chính

quy và không chính quy, giáo dục thờng xuyên và giáo dục suốt đời, giáo dục bằng hoạt động giao lu, thông qua các lễ hội, các phong trào,... Sự phát triển con ngời đã trở thành tiêu chí ngày càng quan trọng trong việc xếp hạng các nớc trên thế giới, nguồn lực con ngời sinh ra các nguồn lực khác (vật lực, tài lực), nguồn lực con ngời là một thứ vốn cùng với vốn tài chính tạo nên một trong những động lực phát triển kinh tế - xã hội, vì vậy, phải coi: giáo dục là nền tảng văn hóa của xã hội. Đồng chí Đỗ Mời trong lời khai mạc hội nghị Trung ơng IV đã nói: "Cùng với việc tạo ra nguồn lực vật chất và nguồn lực tài chính, và để phát huy nguồn lực đó, thì điều quan trọng nhất hiện nay cần tăng trởng nguồn lực con ngời Việt Nam, tạo ra khả năng lao động ở một trình độ mới cao hơn nhiều so với trớc đây" [55], phát triển giáo dục - đào tạo trên cơ sở những giá trị truyền thống giáo dục - đạo tạo, không cứng nhắc lắp lại bất cứ một mô hình nào đã định sẵn là một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển con ngời.

Một phần của tài liệu kết hợp truyền thống và hiện đại trong quá trình đổi mới giáo dục - đào tạo ở việt nam hiện nay (Trang 108 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w