Khuyến khích, hỗ trợ cho giáo viên tự bồi dưỡng

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường trung học phổ thông thành phố hồ chí minh (Trang 118 - 121)

1 Chỉ đạo và hướng dẫn công tác tự bồi dưỡng của GV 2 Tổ chức, khuyến khích các phong trào tự học

3 Tổ chức các hội thi viết sáng kiến kinh nghiệm

4 Xây dựng nề nếp GV tự kiểm tra, tự đánh giá và điều chỉnh

5 Có chế độ chính sách thỏa đáng và thống nhất để khuyến khích giáo viên tự học

PHỤ LỤC 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH

PHIẾU PHỎNG VẤN

Kính thưa quý Thầy / Cô!

Nhằm thu thập thông tin cho việc nghiên cứu “Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường THPT TP HCM”, xin Thầy/Cô vui lòng trả lời các câu hỏi sau.

Xin chân thành cảm ơn quý Thầy/Cô!

Câu 1:Thầy/Cô đánh giá như thế nào về nhận thức của giáo viên đối với hoạt động bồi dưỡng?

Thầy Nguyễn Hữu Diệu (Hiệu trưởng trường THPT Thủ Đức): đa số GV có ý thức tham gia các hoạt động bồi dưỡng tập trung do Sở GD-ĐT và trường tổ chức nhưng mức độ chủ động, tự giác học tập bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thường không cao, đặc biệt ở các GV lớn tuổi.

Thầy Phạm Văn Xuất (Hiệu trưởng trường PTTH Phước Long): GV hiện nay đang rất cần được bồi dưỡng các kiến thức chuyên sâu về bộ môn giảng dạy, các phương pháp dạy học hiện đại và đặc biệt là các kiến thức về tâm lý lứa tuổi HS cũng như các kỹ năng quản lý lớp.

Câu 2: Theo Thầy/Cô, GV hiện nay đang gặp những khó khăn gì khi triển khai các nội dung bồi dưỡng vào giảng dạy và giáo dục học sinh?

Thầy Nguyễn Hữu Diệu: GV gặp nhiều khó khăn trong việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy như cách thiết kế giáo án theo hướng hiện đại, sử dụng các trang thiết bị dạy học, vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào các bài học cụ thể và quan trọng nhất là kỹ năng quản lý lớp. Hầu hết GV vẫn còn dạy theo phương pháp truyền thống, theo kinh nghiệm.

Thầy Nguyễn Tấn Tài (Hiệu phó trường THPT Võ Trường Toản – Q12): bổ sung thêm các nội dung GV còn yếu và lúng túng trong quá trình giảng dạy và giáo dục HS như việc thiết kế và tổ chức các hoạt động hướng nghiệp, ngoài giờ lên lớp; tổ chức các chuyên

đề tự chọn theo môn học và phương pháp hướng dẫn học sinh tự học. Đa số GV chỉ thực hiện các nội dung này khi có kiểm tra chuyên môn hay dự giờ, thao giảng, các giờ còn lại vẫn dạy theo lối mòn.

Câu 3: Thầy/Cô gặp khó khăn gì trong việc quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên?

Cô Hồ Hồng Phương (Hiệu trưởng trường THPT Nam kỳ Khởi Nghĩa - Q11) cho rằng việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nhằm đáp ứng nhu cầu cho tất cả GV là khó thực hiện do mỗi GV có những yếu kém, khó khăn riêng vì thế cũng khó xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng nội dung bồi dưỡng. Bên cạnh đó, do biên chế GV ở các trường thường vừa đủ nên việc quy hoạch GV học tập bồi dưỡng hay nâng chuẩn cũng là một thách thức cho công tác nhân sự ở trường vì phải bố trí GV dạy thay.

Thầy Nguyễn Hữu Diệu: công tác điều tra, tìm hiểu nhu cầu bồi dưỡng của tất cả GV là khó thực hiện do không có thời gian, kinh phí. Việc xây dựng ban chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng chỉ thực hiện khi có các đợt bồi dưỡng tập trung trong toàn ngành, các hình thức bồi dưỡng khác thì không thành lập ban chỉ đạo do không có quy chế, biên chế công tác này.

Câu 4: Thầy/Cô có tổ chức kiểm tra – đánh giá giáo viên sau các đợt bồi dưỡng không?

Cô Hồng Phương: các đợt bồi dưỡng thường xuyên do Bộ GD-ĐT tổ chức đều có kiểm tra-đánh giá công nhận kết quả bồi dưỡng. Các đợt bồi dưỡng khác như bồi dưỡng các chuyên đề đều thông qua dự giờ, thao giảng để đánh giá giáo viên. Chưa có các biện pháp hiệu quả để sử dụng nguồn GV đã qua bồi dưỡng nâng chuẩn, còn lãng phí trong công tác nhân sự.

Thầy Nguyễn Tấn Tài: hiện nay trong công tác đánh giá GV giỏi, chiến sĩ thi đua có đưa tiêu chí thao giảng và viết sáng kiến kinh nghiệm để xét. Vì thế, ở trường Võ Trường Toản (trường chuẩn quốc gia) hầu hết GV đều được thanh tra dự giờ, đánh giá rút kinh nghiệm sau các các buổi dạy, từ đó làm cơ sở để phân loại GV. Các GV giỏi, CSTĐ đều có các sáng kiến kinh nghiệm hữu ích triển khai trong trường. Tuy nhiên các công trình này chưa qua kiểm định và chưa được công bố trong toàn ngành.

Câu 5: Thầy/Cô có biện pháp gì để khuyến khích giáo viên tự bồi dưỡng?

Thầy Hữu Diệu: tạo điều kiện về thời gian, hỗ trợ kinh phí, xây dựng thời khóa biểu hợp lý cho GV đi học. Có chế độ đãi ngộ, đề bạt cho những GV có nhiều sáng kiến thiết thực trong giảng dạy, có ý thức học hỏi và học tập nâng cao.

Cô Hồng Phương: bố trí ít giờ dạy, tổ chức các buổi báo cáo chuyên đề để GV có cơ hội thể hiện năng lực bản thân, trang bị cơ sở vật chất để GV như máy tính nối mạng, máy chiếu … để GV có thể thực hành, tra cứu tài liệu.

Thầy Xuất: hỗ trợ kinh phí, tài liệu cho GV đi học. Bố trí TKB hợp lý. Đề bạt GV vào các vị trí thích hợp để GV có thể sử dụng vốn kiến thức đã học.

Thầy Tấn Tài: xây dựng các chế độ bồi dưỡng cho GV học nâng cao (15triệu cho GV hoàn thành chương trình Thạc sĩ,…), tổ chức các hội thi viết sáng kiến kinh nghiệm trong trường, trong cụm trường với các giải thưởng xứng đáng.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường trung học phổ thông thành phố hồ chí minh (Trang 118 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)