Biện pháp 3: Đổi mới và cải tiến nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng giáo viên

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường trung học phổ thông thành phố hồ chí minh (Trang 82 - 85)

15 Phương pháp nghiên cứu khoa học

3.2.3. Biện pháp 3: Đổi mới và cải tiến nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng giáo viên

hoạt động bồi dưỡng giáo viên

Mục đích

- Cung cấp, cập nhật cho GV những kiến thức hiện đại, phù hợp để áp dụng vào thực tế giảng dạy, đáp ứng được nhu cầu nâng cao năng lực sư phạm cho GV.

- Tạo động lực và thu hút được tất cả GV tự giác tham gia học tập

Nội dung và cách tổ chức thực hiện

- Xác định nội dung bồi dưỡng cụ thể, thiết thực cho hoạt động giáo dục ở trường

Từ thực trạng khảo sát cho thấy, GV THPT hiện nay đang còn đang lúng túng trong việc triển khai những nội dung mới, những phương pháp dạy học mới và phương pháp đánh giá học sinh vào thực tế giảng dạy và giáo dục HS. Vì thế nội dung cần tập trung bồi dưỡng cho GV đó là:

+ Cập nhật, hiện đại hóa và nâng cao kiến thức dạy học bộ môn trong chương trình, SGK mới. Những kiến thức đó phải thống nhất trong toàn bộ chương trình cũng như phải đảm bảo tính chính xác và khoa học.

+ Các kiến thức về phương pháp dạy học hiện đại, tích cực và cách vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, hiện đại vào các bài dạy cụ thể.

+ Cách thiết kế, xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng đổi mới, lấy học sinh làm trung tâm.

+ Cách thiết kế và tổ chức hiệu quả các hoạt động giáo dục và xã hội cho học sinh đặc biệt là công tác chủ nhiệm lớp, kỹ năng tham vấn học đường, các hoạt động giáo dục hướng nghiệp, ngoài giờ lên lớp.

+ Việc chuẩn bị và sử dụng thiết bị dạy học; hướng dẫn GV cách làm thí nghiệm, thực hành và tự làm đồ dùng dạy học.

+ Hướng dẫn cách thiết kế chương trình, nội dung, phương pháp dạy học các chuyên đề tự chọn theo môn học.

+ Kiến thức về tâm sinh lý lứa tuổi HS THPT, những tác động của nền kinh tế thị trường đối với giới trẻ,…

+ Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục.

- Phương pháp bồi dưỡng lôi cuốn, tổ chức, hướng dẫn cho giáo viên tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập.

+ Giảng viên cần liên hệ lý luận với thực tiễn, sử dụng các tình huống quản lý để nâng cao năng lực giải quyết vấn đề, đa dạng hóa các hình thức dạy học được xem là phương pháp đặc thù của quá trình bồi dưỡng.

+ Giảng viên nên trình bày những cái mà GV cần, những điều họ chưa thể làm được. Bởi vì học bồi dưỡng cũng là học, bản chất của việc học là không thụ động, người học không học qua các từ ngữ, lời nói; họ học từ những kinh nghiệm trả giá

+ Giảng viên cần mở rộng khả năng áp dụng kiến thức thu được. Các học viên cần được giúp đỡ trong việc tạo ra bước nhảy từ lý thuyết sang ứng dụng và người giảng viên có thể giúp đỡ.

+ Tăng cường tính thực hành trong phương pháp bồi dưỡng trên tinh thần tích cực hóa người học, chú trọng hoạt động tự bồi dưỡng của mỗi cá nhân với trao đổi, thảo luận trong các tổ nhóm chuyên môn xoay quanh những nội dung học tập và những tình huống được nêu.

- Tổ chức học tập theo nhóm môn học trong từng tập thể sư phạm

+ Kinh nghiệm thực tế cho thấy, hoạt động nhóm là cách làm có hiệu quả trong các lớp tập huấn, bồi dưỡng hiện nay. Nhóm được xem là môi trường tích cực để mỗi người chia sẻ hiểu biết, kinh nghiệm của mình; đồng thời lắng nghe, trao đổi, học hỏi đồng nghiệp, làm phong phú thêm hiểu biết của mình.

+ Mỗi môn học có những đặc thù riêng vì vậy mỗi trường cần chia các đối tượng theo môn học để giảng viên dễ hướng dẫn đồng thời học viên cũng dễ thu thập kiến thức theo đặc thù của môn học. Tăng cưởng dự giờ rút kinh nghiệm, sinh hoạt chuyên đề, cải tiến phương pháp giảng dạy theo tổ, nhóm chuyên môn.

- Đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng phù hợp cho giáo viên vừa học vừa công tác.

Mỗi nhà trường cần xây dựng nhiều hình thức bồi dưỡng khác nhau, đảm bảo tính đa dạng, phong phú các hình thức và cũng để GV có điều kiện lựa chọn cho mình hình thức bồi dưỡng phù hợp. Các hình thức có thể tiến hành trong giai đoạn hiện nay là:

+ Bồi dưỡng chuẩn hóa: tích cực bồi dưỡng các đối tượng chưa đạt chuẩn nghề nghiệp THPT, sàng lọc và bố trí công tác khác nếu GV không đảm bảo nhiệm vụ giảng dạy để làm động cơ thúc đẩy công tác này. Hiệu trưởng các trường lập danh sách GV không đảm bảo năng lực sư phạm và liên hệ với các trường ĐHSP gửi đi đào tạo bồi dưỡng. Đây là hình thức bắt buộc phải bồi dưỡng tập trung tại các trường sư phạm.

+ Bồi dưỡng thường xuyên: đây là hình thức chủ yếu để nâng cao năng lực sư phạm cho GV ở các trường THPT hiện nay. Giải pháp thiết thực nhất là bồi dưỡng tại cơ sở, kết hợp chặt chẽ giữa bồi dưỡng, sử dụng và sàng lọc. Những việc mà các trường nên thực hiện và kiểm tra đánh giá mức độ thực hiện là

1T

- Cung cấp tài liệu và văn bản hướng dẫn để GV tổ chức thảo luận ở các tổ nhóm chuyên môn, có thể gửi thắc mắc đến các chuyên gia giải đáp.

1T

- Tổ chức các lớp bồi dưỡng cho GV trong những thời điểm thích hợp bằng cách mới các giảng viên, chuyên gia về tin học, ngoại ngữ, các phần mềm dạy học, các chuyên gia tư vấn tâm lý…để bồi dưỡng cho GV của trường.

1T

- Tổ chức các chuyên đề chuyên môn, đổi mới phương pháp giảng dạy, phổ biến các sáng kiến kinh nghiệm trong giảng dạy, chủ nhiệm, quản lý học sinh.

1T

- Tổ chức cho GV thường xuyên dự giờ, thăm lớp lẫn nhau, góp ý, chia sẻ, rút kinh nghiệm sau các tiết dạy.

1T

- Tạo điều kiện và hỗ trợ GV học tập, nghiên cứu thông tin qua mạng internet.

1T

- Tổ chức cho GV tham quan nghiên cứu học tập, hội thảo,…

1T

+ Bồi dưỡng trên chuẩn: là hình thức cần được Ban giám hiệu các trường khuyến khích và hỗ trợ kinh phí để GV đăng ký tham gia bồi dưỡng. Có chế độ chính sách, lương thưởng và đề bạt khi GV hoàn thành tốt việc học tập nâng chuẩn.

- Đổi mới nội dung bồi dưỡng phải đồng bộ với đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh

+ Song song với đổi mới chương trình, SGK việc đổi mới đánh giá, xếp loại HS là một nội dung rất quan trọng và cần thiết. Bước vào đầu năm học Nhà trường đã tổ chức học tập, thảo luận thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đánh giá, xếp loại HS, tạo điều kiện cho GV nắm bắt cách đánh giá, xếp loại HS từ đó áp dụng suốt trong quá trình năm học. Trong quá trình thực hiện đã kịp thời phản ánh những vấn đề vướng mắc nhằm để có biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng kịp thời.

+ Nội dung chủ yếu của bồi dưỡng năng lực sư phạm cho GV là giúp GV có thể hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy một cách có chất lượng và hiệu quả, muốn vậy thiết kế chương trình bồi dưỡng phải đồng bộ từ nội dung cần bồi dưỡng, phương pháp bồi dưỡng đến việc ứng dụng những vấn đề đổi mới vào quá trình dạy học. Nội dung cần bồi dưỡng cho GV hiện nay phát xuất từ cơ sở phát huy năng lực tự học, tích cực của học sinh thì phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng phải tương thích với nội dung đó. Vấn

đề này cần có một cuộc nghiên cứu kỹ và triển khai đồng độ từ các cấp QLGD. Không thể hướng dẫn GV sử dụng nội dung, phương pháp dạy học mới vào dạy học nhưng đánh giá hiệu quả của phương pháp lại dùng cách thức cũ, điều đó hạn chế mức độ triển khai nội dung bồi dưỡng vào quá trình dạy học.

- Tổ chức lớp học quy củ (có theo dõi tình hình lớp học, kiểm tra sĩ số, việc tiếp thu

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường trung học phổ thông thành phố hồ chí minh (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)