15 Phương pháp nghiên cứu khoa học
3.2.7. Biện pháp 7: Khuyến khích, hỗ trợ cho giáo viên tự bồi dưỡng
Mục đích
Tạo môi trường tự học, tự bồi dưỡng cho tất cả GV trong trường. Cung cấp cho GV những tri thức và kỹ năng về phương pháp lựa chọn, định hướng vấn đề cho quá trình tự học của bản thân.
Hoạt động tự bồi dưỡng của GV là hình thức tiết kiệm và hiệu quả nhất trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ.
Nội dung và cách tổ chức thực hiện
- 1TChỉ đạo và hướng dẫn công tác tự bồi dưỡng1T
+ Bước vào đầu năm học Nhà trường tổ chức cho mọi cán bộ, GV tự đăng kí kế hoạch tự bồi dưỡng của mình, nêu rõ nội dung bồi dưỡng, người giúp đỡ, thời gian kiểm tra công nhận kết quả tự bồi dưỡng.
+ Ban Giám Hiệu, tổ chuyên môn hướng dẫn GV kỹ năng phân tích các hoạt động giảng dạy, giáo dục và những khả năng hiện có, những điều kiện cụ thể của bản thân, từ đó làm cơ sở cho việc lựa chọn các vấn đề tự học.
- 1TTổ chức, khuyến khích các phong trào tự học, tự bồi dưỡng trong giáo viên
+ Tổ chức tự học theo nhóm, nhóm tự học có thể được hình thành theo nguyên tắc tự nguyện hoặc phân công (nhóm nâng cao tri thức bộ môn, nhóm bồi dưỡng kỹ năng giảng dạy, nhóm bồi dưỡng kỹ năng giáo dục ,…Tổ chức phân công theo dõi, giúp đỡ việc tổ chức các hoạt động nhóm. Tổ chức hoạt động báo cáo kết quả học tập của GV dưới nhiều hình thức như hội thảo, tọa đàm, câu lạc bộ,…trong phạm vi nhóm tự học, nhóm tổ chuyên môn hay trong cụm trường.
+ Thường xuyên tổ chức các hoạt động chuyên môn như sinh hoạt chuyên đề, thao giảng, dự giờ, đánh giá, phân tích giờ dạy của GV nhằm thống nhất định hướng chỉ đạo phương pháp dạy học từng môn, từng khối lớp; giúp cho GV học tập được kinh nghiệm của
nhau đồng thời lả dịp để thể hiện chuyên đề đã triển khai tại cụm và phát hiện những giờ dạy tốt từ đó có hướng động viên kịp thời, tạo điều kiện, nền móng làm nồng cốt vững chắc trong lĩnh vực chuyên môn.
- Xây dựng nề nếp giáo viên tự kiểm tra, tự đánh giá và điều chỉnh
+ Tổ chức cho GV tự kiểm tra thông qua các hình thức: thao giảng, tham gia các cuộc thi về năng lực sư phạm, qua việc xem xét các hoạt động giảng dạy, giáo dục, qua hồ sơ tài liệu và kết quả công việc; căn cứ vào những tiến bộ của GV so với trước đó để đánh giá kết quả tự bồi dưỡng.
- Tổ chức các hội thi viết sáng kiến kinh nghiệm
+ Nhu cầu tự khẳng định mình của GV cũng là một trong những động lực thúc đẩy GV tích cực tự bồi dưỡng. Nhà trường cần tổ chức các hội thi viết sáng kiến kinh nghiệm, cho GV thuyết trình các sáng kiến kinh nghiệm về công tác giảng dạy và giáo dục học sinh để từ đó vừa tạo sự tương tác, giúp đỡ giữa các GV vừa tạo cơ hội cho GV thể hiện mình trước tập thể, đem lại sự công nhận và tôn trọng của tập thể đối với cá nhân.
+ Tổ chức triển khai các sáng kiến kinh nghiệm vào thực tế giảng dạy. Có đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm sau các đợt triển khai.
- Có chế độ chính sách thỏa đáng và thống nhất để khuyến khích giáo viên tự học
+ Cần ban hành văn bản quy định mức hỗ trợ kinh phí cho GV học bồi dưỡng phù hợp với chế độ cải tiến tiền lương hiện hành. Bổ sung thêm một số chính sách phù hợp với thực tế như hỗ trợ về kinh phí đi lại, kinh phí mua tài liệu học tập, tham khảo và mua vật liệu tự làm đồ dùng phục vụ cho việc tự học, tự nghiên cứu; có chính sách thi đua, khen thưởng thỏa đáng đối với CBQL, giảng viên, GV có thành tích trong các kỳ bồi dưỡng, tự bồi dưỡng.
+ Để thực hiện tốt các chính sách trên, Sở GD-ĐT phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan như Sở kế hoạch-đầu tư, Sở Nội vụ, Sở tài chính,…tham mưu UBND thành phố ban hành văn bản quy định, phân cấp và hướng dẫn sử dụng kinh phí riêng cho công tác bồi dưỡng GV, tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai thực hiện ở các cấp, tránh tình trạng tùy tiện, lãng phí trong chi tiêu. Các văn bản này được công khai hoá và phổ biến rộng rãi trong toàn ngành.