Kết quả khảo sát ở bảng 2.10 cho thấy CBQL và GV đều cho rằng các báo cáo viên sử dụng khá thường xuyêncác phương pháp thuyết trình (x = 2.92; y= 2.8) và thuyết trình kết
hợp minh họa bằng hình ảnh (x = 2.77; y= 2.58). Tuy nhiên về mức độ hiệu quả thì chỉ có phương pháp thuyết trình có minh họa hình ảnh thì mang lại kết quả tương đối khá (x = 2.77; y= 2.64). Đối với phương pháp thuyết trình kết hợp luyện tập thực hành tuy ít được thực hiện thường xuyên (x = 2.52; y= 2.32) nhưng được đánh giá khá hiệu quả (x = 2.73;
y= 2.56). Việc sử dụng các phương pháp hiện đại trong bồi dưỡng như nêu vấn đề, nêu tình huống, thảo luận, cá nhân báo cáo do ít được thực hiện thường xuyên nên ít hiệu quả.
Như vậy có thể nhận định chung rằng phương pháp mà các báo cáo viên sử dụng chưa đáp ứng tốt các yêu cầu của các lớp bồi dưỡng. Vì vậy báo cáo viên cần căn cứ vào đặc thù của từng môn học, mục đích yêu cầu của các khóa bồi dưỡng để lựa chọn các phương pháp phù hợp hơn bởi vì phương pháp bồi dưỡng GV có những đặc thù riêng. Tổ chức, hướng dẫn cho GV tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, tạo điều kiện cho GV được đóng góp kinh nghiệm bản thân vào việc xây dựng nội dung chương trình, đổi mới phương pháp dạy học - giáo dục, biến quá trình bồi dưỡng thành tự bồi dưỡng, có như vậy, hoạt động bồi dưỡng mới có chất lượng và hiệu quả mới được nâng lên.
2.2.4. Thời gian tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên THPT
Thời gian bồi dưỡng phù hợp cũng là một trong những nhân tố góp phần làm tăng hiệu quả của công tác tổ chức hoạt động bồi dưỡng. Lựa chọn thời gian tổ chức bồi dưỡng phù hợp sẽ huy động được tất cả GV tham gia.
Bảng 2.11. Đánh giá mức độ phù hợp về thời gian bồi dưỡng
stt Thời gian Mức độ phù hợp CBQL GV Phù hợp (%) ĐTB Phù hợp (%) ĐTB 1 Ngay sau khi kết thúc năm học 2.7 1.03 5.8 1.06