Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động bồi dưỡng giáo viên

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường trung học phổ thông thành phố hồ chí minh (Trang 78 - 80)

15 Phương pháp nghiên cứu khoa học

3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động bồi dưỡng giáo viên

bồi dưỡng giáo viên

Nhận thức có vai trò quyết định trong việc định hướng cho hành động. Do đó chất lượng và hiệu quả hoạt động bồi dưỡng phụ thuộc phần lớn vào nhận thức của mỗi người. Vì vậy đổi mới sâu sắc nhận thức tư tưởng của mỗi CBQL và GV về hoạt động bồi dưỡng có ý nghĩa thiết thực đầu tiên và quan trọng nhất làm cho việc quản lý hoạt động bồi dưỡng đạt hiệu quả.

Mục đích

- Làm cho CBQL và GV nhận thức đúng tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ GV nói riêng, chất lượng giáo dục nói chung. Đó không chỉ là nhiệm vụ của cơ quan QLGD các cấp, của cơ sở giáo dục mà còn là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi giáo viên.

- Giúp cho CBQL thực hiện tốt các chức năng quản lý hoạt động bồi dưỡng, tăng cường trách nhiệm của mỗi người đối với sự phát triển của đội ngũ GV trong nhà trường.

- Giúp cho mỗi GV THPT có ý thức tự hoàn thiện và nâng cao tay nghề nhằm đáp ứng được yêu cầu giảng dạy, yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và thực tiễn giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

Nội dung và cách tổ chức thực hiện:

- Xác định mục đích của hoạt động bồi dưỡng GV trong giai đoạn mới

Trong giai đoạn 2010-2015, mục đích của hoạt động bồi dưỡng GV THPT là tập trung tăng cường phát triển nghề nghiệp, chú trọng phát triển năng lực thực hành cho giáo viên. Bồi dưỡng theo nhu cầu của giáo viên, cơ sở giáo dục và lấy nhà trường làm đơn vị bồi dưỡng. Chuẩn hóa, xã hội hóa và tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác bồi dưỡng giáo viên.

Cách tiến hành:

+ CBQL ở cấp Bộ GD và Sở GD căn cứ vào tình hình phát triển giáo dục của ngành xác định mục tiêu cần đạt được của giáo dục THPT trong giai đoạn mới và đề ra mục đích chính của công tác bồi dưỡng đội ngũ GV. Chỉ đạo và triển khai các nội dung cần bồi dưỡng cho GV đến các trường. Hỗ trợ và tạo các điều kiện cần thiết để hoạt động bồi dưỡng thực hiện có hiệu quả.

+ CBQL các trường triển khai các văn bản, chỉ thị về hoạt động bồi dưỡng của ngành giáo dục như mục tiêu đổi mới CT-SGK theo tinh thần NQ40/QH10 của Quốc hội, Chỉ thị

14/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 40-CT/TW của ban Bí thư về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD; chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu thái độ thể hiện trong chương trình- SGK; yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá theo chương trình – SGK mới, vận dụng trong quá trình chỉ đạo, quản lý, dạy học. Từ đó xây dựng mục tiêu bồi dưỡng GV cho trường.

+ Mỗi GV dựa vào các tiêu chuẩn của người GV trong tương lai, xác định những ưu điểm và hạn chế của bản thân để đề ra nhiệm vụ học tập.

- Tăng cường vai trò, trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cho cán bộ quản lý ở các trường

+ Tăng cường phân cấp quản lý trong công tác bồi dưỡng thường xuyên GV cho CBQL ở các trường trên cơ sở phát huy quyền tự chủ, độc lập và sáng tạo trong tổ chức bồi dưỡng.

+ Đưa trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV vào tiêu chí đánh giá CBQL.

+ Cấp trên thường xuyên kiểm tra, đánh giá, tuyên dương, khen thưởng và nhân rộng các điển hình, những cách làm hay từ các trường thực hiện tốt việc quản lý bồi dưỡng GV.

- Tuyên truyền, động viên, khuyến khích hoạt động bồi dưỡng giáo viên

+ CBQL ở các trường cần triển khai đầy đủ các văn bản, các chủ trương của ngành về vấn đề bồi dưỡng GV. Tạo điều kiện, động viên, khuyến khích, tiến tới yêu cầu GV phải học tập, nâng cao trình độ chuyên môn. Đi đôi với việc đó cần có một chế độ tài chính thích hợp cho những GV đi học.

+ Phát động phong trào thi đua “mỗi Thầy, Cô giáo là một tấm gương về đạo đức và tự học” thông qua việc tổ chức các hình thức thi đua “dạy tốt, học tốt” với phương châm “lấy tự học làm chính” để GV tự hoàn thiện mình.

+Tăng cường tổ chức hội thảo, tập huấn, sinh hoạt chuyên đề đổi mới trong giảng dạy và giáo dục học sinh; động viên, khuyến khích kèm theo các chính sách thu hút GV và CBQL tham gia nghiên cứu khoa học, đăng ký viết sáng kiến kinh nghiệm trong giảng dạy và giáo dục HS.

- Xây dựng đề án phát triển trường THPT, yêu cầu về chất lượng giáo viên.

+ CBQL các cấp cần cụ thể hóa các tiêu chuẩn về năng lực sư phạm của GV trong nhà trường THPT hiện nay.

+ Quán triệt cho GV về định hướng đổi mới trường THPT, hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của GV trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy.

+CBQL các trường xây dựng kế hoạch ngắn hạn, dài hạn để đào tạo và bồi dưỡng GV, luôn đặt ra những yêu cầu ngày càng cao trong việc tự hoàn thiện, tự nâng cao năng lực sư phạm cho mỗi GV.

+ Xây dựng các nhà trường thành các tổ chức học tập, mỗi GV đều có lý tưởng và có kế hoạch làm việc khoa học, hiện đại và hiệu quả.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường trung học phổ thông thành phố hồ chí minh (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)