15 Phương pháp nghiên cứu khoa học
2.3.1. Xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng giáo viên
Việc xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng quản lý, có tác dụng định hướng cho toàn bộ hoạt động bồi dưỡng diễn ra theo đúng mục tiêu đề ra, xác định chính xác các nguồn lực (nhân lực, cơ sở vật chất, kinh phí) và thời gian, không gian... cần cho việc hoàn thành các mục tiêu. Trong thực tế, khi khảo sát công tác xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng cho GV ở các trường THPT, CBQL và GV đánh giá như sau:
Bảng 2.14. Đánh giá việc xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng
STT Xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng
Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện CBQL GV CBQL GV
x S y S x S y S
1 Tìm hiểu về nhu cầu bồi
dưỡng của GV 1.97 0.75 1.82 0.67 1.87 0.94 1.84 0.85 2 Thiết lập mục tiêu hoạt
động bồi dưỡng GV 2.16 0.79 2.15 0.73 2.09 0.9 2.02 0.9 3 Quy hoạch đối tượng
4 Nắm vững kế hoạch bồi
dưỡng GV của Bộ, Sở 2.40 0.59 2.22 0.82 2.00 0.85 2.03 0.94 5 Xây dựng kế hoạch bồi
dưỡng GV trong kế hoạch hoạt động năm học của trường
2.40 0.57 2.23 0.86 2.00 0.87 2.10 0.89
6 Xác định nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng cho cả năm học
2.36 0.48 2.17 0.86 1.89 0.86 2.08 0.84 7 Hướng dẫn các tổ chuyên 7 Hướng dẫn các tổ chuyên
môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng
2.36 0.63 2.12 0.87 2.13 0.84 2.14 0.84
Trung bình chung 2.3 2.12 2.03 2.04
Các nội dung cụ thể được đánh giá như sau: - Tìm hiểu về nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên
Để việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phù hợp, thu hút được đông đảo GV tham gia và có tính khả thi thì công tác tìm hiểu về nhu cầu bồi dưỡng của GV là rất quan trọng. Tuy nhiên, qua kết quả khảo sát, CBQL và GV đánh giá công tác này ít được các trường thực hiện thường xuyên (x= 1.97; y = 1.82), điều này ảnh hưởng không nhỏ đến thái độ và động lực học tập của GV. Hầu hết CBQL ở các trường khi xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho GV chưa quan tâm đến việc tìm hiểu nhu cầu cần bồi dưỡng của GV mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm quản lý và căn cứ vào các nội dung, yêu cầu bồi dưỡng được phân bổ trừ trên xuống. Một khi GV không yêu thích nội dung bồi dưỡng, bị áp đặt và có tâm lý thờ ơ, thụ động, đối phó thì việc bồi dưỡng cho GV coi như thất bại, có nghĩa là công tác xây dựng kế hoạch sẽ không thiết thực và ít hiệu quả. Điều này phù hợp với kết quả đánh giá của CBQL và GV về hiệu quả thực hiện công tác này ở các trường (x= 1.87; y = 1.84). Qua phỏng vấn sâu với Hiệu Trưởng trường Nam Kỳ khởi nghĩa và Thủ Đức về những khó khăn trong việc tìm hiểu về nhu cầu bồi dưỡng của GV, Thầy/Cô ở 2 trường cho rằng mức độ thực hiện chưa đều đặn và ít hiệu quả là do không có thời gian, kinh phí và nhân lực để thực hiện điều tra khảo sát, tìm hiểu nhu cầu bồi dưỡng của GV.
- Thiết lập mục tiêu hoạt động bồi dưỡng giáo viên
Việc thiết lập mục tiêu hoạt động bồi dưỡng có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý chất lượng hoạt động bồi dưỡng GV. Tùy theo từng thời điểm, từng đối tượng và yêu cầu
bồi dưỡng mà khi xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, CBQL phải đề ra được các mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể có ý nghĩa và xác đáng. Mục tiêu bồi dưỡng phải được trình bày dưới dạng định lượng hoặc định tính (nêu rõ số lượng GV tham gia bồi dưỡng, kỳ vọng về chất lượng sau khi bồi dưỡng, thời gian hoàn thành việc bồi dưỡng) và phải được thông báo đến những người thực hiện bồi dưỡng. Đánh giá của CBQL và GV cho thấy, mức độ thực hiện và hiệu quả công tác này của CBQL ở các trường chỉ đạt mức trung bình (x= 2.16; y
= 2.15) và (x= 2.09; y = 2.02). Vì thế dẫn đến thực trạng là tuy tiến hành nhiều hoạt động bồi dưỡng cho GV nhưng chưa quy định rõ về thời gian và các tiêu chí chất lượng mà GV phải đạt được nên chất lượng của hoạt động bồi dưỡng trong thời gian qua chưa cải thiện.
- Quy hoạch đối tượng tham gia bồi dưỡng
Căn cứ vào nội dung kế hoạch bồi dưỡng, phân tích nhu cầu bồi dưỡng và kết quả tìm hiểu tình hình về mọi mặt của đội ngũ GV, CBQL ở các trường tiến hành phân loại GV về từng mặt: trình độ, năng lực chuyên môn, phẩm chất nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức… làm cơ sở cho việc đề ra những yêu cầu và nhiệm vụ bồi dưỡng đối với từng cá nhân. Từ đó CBQL các trường, đặc biệt là Hiệu trưởng sẽ lên kế hoạch dài hạn, ngắn hạn cho các đối tượng bồi dưỡng tương ứng với từng nội dung và thống nhất kế hoạch bồi dưỡng đó với các đối tượng sẽ tham gia bồi dưỡng. Kết quả khảo sát cho thấy CBQL và GV đánh giá công tác này được thực hiện ở các trường tương đối khá thường xuyên (x= 2.43, y= 2.14) nhưng
mức độ hiệu quả lại chưa cao (x= 2.23, y= 2.1). Điều đó chứng tỏ việc quy hoạch đối tượng tham gia bồi dưỡng chưa tạo được sự đồng thuận cao từ phía các GV. Nguyên nhân do công tác xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV ở các trường chưa xuất phát từ nhu cầu của GV cũng như chưa tổ chức các buổi phân tích, đánh giá nghiêm túc, chính xác về trình độ, năng lực thực sự của đội ngũ GV.
- Nắm vững kế hoạch bồi dưỡng giáo viên của Bộ, Sở GD-ĐT
Trong việc xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng cho GV ở các trường THPT, việc nắm vững kế hoạch bồi dưỡng GV của các cấp quản lý là một yêu cầu quan trọng đối với CBQL ở các trường. Đánh giá của CBQL và GV cho thấy việc nắm vững các kế hoạch bồi dưỡng cấp trên ở các trường được thực hiện khá thường xuyên (x= 2.4, y= 2.22), vì đây là căn cứ để các trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV thống nhất chung. Tuy nhiên, việc nắm vững các kế hoạch bồi dưỡng các cấp lại được CBQL các trường vận dụng ít hiệu quả trong việc xây dựng kế hoạch của trường mình, theo ý kiến đánh giá của CBQL và GV
các trường khảo sát (x= 2.0, y= 2.03). Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do kế hoạch bồi dưỡng của Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT chưa sát với nhu cầu thực tế của các trường, thiếu sự định hướng, chỉ đạo thực hiện cụ thể.
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên trong kế hoạch hoạt động năm học của trường
CBQL và GV đánh giá công tác này được thực hiện khá thường xuyên với điểm trung bình (x= 2.4 và y = 2.23) vì đây là yêu cầu bắt buộc trong kế hoạch hoạt động của nhà trường. Tùy theo mục tiêu của năm học và yêu cầu chất lượng đội ngũ GV mà mỗi trường có kế hoạch bồi dưỡng chi tiết từng năm học, từng học kì khác nhau. Đánh giá của CBQL và GV các trường khảo sát cho thấy mức độ hiệu quả của công tác này chỉ ở mức độ trung bình (x= 2.0 và y = 2.1), có nghĩa là ở nhiều trường, CBQL chưa thực sự chú trọng nhiều đến chất lượng của việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV trong kế hoạch hoạt động năm học. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng hoạt động bồi dưỡng chưa cao.
- Xác định nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng cho cả năm học
Để việc bồi dưỡng đạt được mục tiêu như dự kiến ban đầu thì việc chọn lựa nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng sao cho phù hợp với GV là một nhiệm vụ khá khó khăn của người quản lý trường học trong việc xây dựng chương trình bồi dưỡng GV. CBQL các trường phải xác định rõ ràng các nội dung, phương pháp và hình thức cần bồi dưỡng cho GV trong từng giai đoạn, từng học kì và năm học. Điều này phụ thuộc nhiều vào năng lực của CBQL các trường. Kết quả khảo sát cho thấy CBQL và GV đánh giá việc này được thực hiện tương đối thường xuyên trong kế hoạch bồi dưỡng (x= 2.36 và y = 2.17), tuy nhiên hiệu quả của công tác này chỉ được đánh giá ít hiệu quả (x= 1.89 và y = 2.08). Kết quả này cho thấy việc xác định nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng chưa được CBQL ở các trường đầu tư nghiêm túc và chất lượng.
- Hướng dẫn các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng
Để việc quản lý đạt hiệu quả, CBQL các trường cần hướng dẫn cho GV dựa vào kế hoạch của các cấp QLGD xây dựng kế hoạch cho tổ, nhóm và bản thân từng GV trong việc nâng cao năng lực dạy học, năng lực giáo dục HS, năng lực quản lý lớp. Công việc này theo đánh giá của CBQL và GV thì CBQL các trường thực hiện khá thường xuyên (x= 2.36 và
y = 2.12) và tương đối hiệu quả (x= 2.13 và y = 2.14). Kết quả này chứng tỏ CBQL các trường khá chú trọng đến trách nhiệm của tổ chuyên môn trong việc bồi dưỡng cho GV.
Nhìn chung, qua khảo sát công tác xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng cho GV ở các trường cho thấy CBQL các trường chưa chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng cụ thể và thiết thực cho GV. Tuy một vài tiêu chí được cho là thực hiện khá thường xuyên và tương đối đạt hiệu quảnhư việc quy hoạch đối tượng tham gia bồi dưỡng; hướng dẫn các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng; xác định nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng cho cả năm học nhưng lại chưa chú ýtìm hiểu nhu cầu bồi dưỡng của GV. Điều này giải thích cho lý do hầu hết GV ở các trường THPT hiện nay chưa nhiệt tình tham gia với các hoạt động bồi dưỡng bắt buộc tại trường. Ngoài ra, việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng có hiệu quả, chi tiết hay không còn tùy thuộc vào năng lực, kinh nghiệm quản lý và khả năng dự đoán trước của người CBQL trường học; vào nhu cầu của từng trường và mức độ phối hợp giữa các cấp quản lý theo ngành dọc và hàng ngang. Do đó, với các tiêu chí chưa được đánh giá cao cần phải có hướng khắc phục trong thời gian tới để công tác này đạt được hiệu quả cao.
2.3.2. Tổ chức, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng giáo viên
Tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng cho GV của trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố: nguồn lực, cách thức, thời gian, kinh phí,… Khi tổ chức thực hiện thì việc phân công, phân nhiệm là rất cần thiết. CBQL, GV đã đánh giá công tác này như sau:
Bảng 2.15. Đánh giá việc tổ chức, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng
STT T
Tổ chức, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng
Đánh giá thực hiện Đánh giá hiệu quả
CBQL GV CBQL GV
x S y S x S y S
1 Xây dựng ban chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng GV của
trường 2.01 0.94 1.95 0.85 1.97 0.91 1.95 0.94 2 Hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể nội
dung và cách thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng cho tổ chuyên môn
2.19 0.82 2.13 0.79 2.19 0.75 1.87 0.9
3 Hướng dẫn, chỉ đạo, tạo điều kiện cho GV thực hiện kế
hoạch tự bồi dưỡng 2.07 0.89 2.11 0.82 1.95 0.88 1.79 0.92 4 Tổ chức hoạt động bồi dưỡng 2.35 0.85 2.31 0.76 2.33 0.81 2.10 0.94
tập trung theo kế hoạch tập huấn của Bộ, Sở GD-ĐT 5 Tổ chức thực hiện các chuyên
đề bồi dưỡng thường xuyên ở
trường 1.85 0.83 2.23 0.77 1.85 0.85 1.97 0.9 6 Tổ chức thực hiện các chuyên
đề bồi dưỡng thường xuyên ở
tổ chuyên môn 1.95 0.84 2.11 0.82 1.97 0.84 1.93 0.86 7 Tổ chức tọa đàm, giao lưu,
trao đổi, học hỏi kinh nghiệm
với các trường bạn 1.85 0.78 1.93 0.81 1.85 0.85 1.85 0.83 8 Theo dõi, đôn đốc, giám sát
việc thực hiện hoạt động bồi
dưỡng 1.88 0.88 1.93 0.87 1.89 0.78 1.98 0.89 9 Phối hợp các lực lượng trong
hoạt động bồi dưỡng 1.99 0.88 2.14 0.86 1.91 0.87 1.98 0.92
Trung bình chung 2.02 2.09 1.99 1.94
Qua bảng khảo sát ta có thể nhận thấy ít có sự chênh lệch giữa CBQL và GV trong đánh giá công tác tổ chức, chỉ đạo bồi dưỡng GV ở các trường. Nhìn chung, chức năng tổ chức, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng GV của CBQL các trường THPT trong thời gian qua được đánh giá là chưa thực hiện thường xuyên và chưa thực sự hiệu quả. Cụ thể như sau:
- Xây dựng ban chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng giáo viên của trường
Để công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng GV đạt hiệu quả và sâu sát, việc xây dựng ban chỉ đạo bồi dưỡng ở từng trường là rất cần thiết. Tuy vậy, theo đánh giá của CBQL và GV trong quá trình khảo sát cho thấy, đây là công việc ít thực hiện thường xuyên (x= 2.01 và y = 1.95). Nguyên nhân là không có chế độ, kinh phí riêng cho tổ chức này hoạt động. Ban chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng chỉ được thành lập khi hoạt động bồi dưỡng được tổ chức tập trung, đại trà theo chỉ đạo của Bộ GD-ĐT và Sở GD-ĐT, còn các hoạt động bồi dưỡng khác thì Hiệu trưởng thường kiêm luôn nhiệm vụ này và không có các văn bản pháp quy riêng. Chính vì thế, CBQL và GV các trường khảo sát đã không đánh giá cao hiệu quảcủa công tác này (x= 1.97 và y = 1.95).
- Hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể nội dung và cách thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng cho tổ chuyên môn.
Hoạt động bồi dưỡng cho GV chủ yếu trong thời gian qua là bồi dưỡng về chuyên môn và các phương pháp giảng dạy áp dụng cụ thể vào trong hoạt động dạy học vì thế vai trò của
tổ chuyên môn rất quan trọng. CBQL cần hướng dẫn, chỉ đạo cho các Tổ chuyên môn phát huy vai trò tự chủ của mình trong việc bồi dưỡng các GV trong tổ. Tuy nhiên, đánh giá của CBQL và GV cho thấy công tác này được CBQL ở các trường thực hiện chỉ ở mức độ trung bình (x= 2.19 và y = 2.13) và còn ít hiệu quả (x= 2.19 và y = 1.87). Điều đó cho thấy vai trò chủ động của Tổ chuyên môn trong công tác bồi dưỡng GV chưa được tạo điều kiện và phát huy.
- Hướng dẫn, chỉ đạo, tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện kế hoạch tự bồi dưỡng
Bên cạnh việc chỉ đạo những hoạt động do tổ, nhóm, nhà trường tổ chức, tùy theo trình độ và năng lực của từng cá nhân mà Ban giám hiệu các trường giao nhiệm vụ tự bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên về những nội dung mà cá nhân đó cần bồi dưỡng theo bản quy hoạch dự kiến. Muốn GV tự giác bồi dưỡng thì CBQL, Ban giám hiệu ở các trường cần có sự định hướng, chỉ đạo và tạo điều kiện để GV thực hiện. Theo đánh giá, CBQL và GV cho rằng công tác này có thực hiện nhưng ít thường xuyên (x= 2.07 và y = 2.11), vì thế hiệu quả chưa cao (x= 1.95 và y = 1.79). Có thể thấy, hiện nay công tác tự bồi dưỡng của GV còn mang tính chất tự phát, chưa có sự quan tâm, chỉ đạo và hướng dẫn từ phía lãnh đạo các trường, vì thế chưa duy trì và mở rộng thói quen tự học, tự bồi dưỡng của GV.
- Tổ chức hoạt động bồi dưỡng tập trung theo kế hoạch tập huấn của Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT
Đây là cách làm truyền thống được áp dụng lâu dài trong hoạt động bồi dưỡng GV được triển khai hàng năm vào dịp hè hay vào thời gian chuẩn bị cho một sự thay đổi nào đó trong lĩnh vực giáo dục (cải cách giáo dục, thay đổi SGK,…). Hầu hết các trường đều phải tổ chức thực hiện nhiệm vụ này theo sự chỉ đạo trực tiếp từ Sở GD-ĐT. Vì thế, đa số CBQL và GV đều đánh giá công tác này được thực hiện khá thường xuyên (x= 2.35 và y = 2.31) và CBQL đánh giá là khá hiệu quả (x= 2.33). Tuy nhiên, việc nâng cao trình độ cho GV và