a) Về qui mô trường lớp, GV HS bậc THPT ở TP Hồ Chí Minh
2.2.1.1. Đánh giá về tính cần thiết của hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên THPT
THPT
2.2.1.1. Đánh giá về tính cần thiết của hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên THPT giáo viên THPT
Hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho GV vừa mang tính chiến lược để xây dựng đội ngũ đủ về số lượng, phù hợp với cơ cấu và có chất lượng cao, vừa mang tính cấp bách vì nhà trường phải thực hiện những yêu cầu của năm học, những chỉ đạo của ngành như: đổi mới chương trình, SGK, đổi mới phương pháp, đổi mới quản lý nhằm nâng cao hiệu suất đào tạo. Vì vậy, phải coi hoạt động bồi dưỡng vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ và để nó thực sự trở thành nhu cầu của mỗi GV.
82,6%64,1% 64,1% 16,0% 30,5% 1,3% 3,1% 2,3% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90%
Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết
Hình 2. Biểu đồ ý kiến của các nhóm khách thể về tính cần thiết
Từ biểu đồ cho thấy:
+ CBQL rất coi trọng hoạt động bồi dưỡng năng lực cho GV hiện nay, thể hiện qua điểm trung bình x = 3.6. Cụ thể 82,6% CBQL cho là rất cần thiết và 16% cho là cần thiết. Chỉ có 1,3% CBQL đánh giá hoạt động này ít cần thiết. Như vậy có thể đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho GV các trường THPT là một vấn đề cấp thiết hiện nay.
+ 94,6% GV đánh giá hoạt động bồi dưỡng là rất cần thiết và cần thiết, (ĐTB y = 3.53). Điều này cho thấy nhu cầu cần được bồi dưỡng về năng lực sư phạm cho giáo viên hiện nay là rất lớn. Chỉ một số rất ít GV cho rằng không cần thiết (2.3%) và ít cần thiết
(3.1%) rơi vào một số GV lớn tuổi, có thâm niên công tác > 20 năm nên có tâm lý ngại thay đổi, không muốn đổi mới.
Qua trao đổi với Hiệu trưởng ở 6 trường khảo sát về tính cần thiết của hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho GV hiện nay, tất cả đều khẳng định: GV ngoài trình độ được đào tạo trong các trường sư phạm thì việc bồi dưỡng để nâng cao năng lực sư phạm cho GV được coi là hết sức quan trọng, nhằm giúp GV hoàn thiện tay nghề và cập nhật kịp thời những thông tin khoa học, những vấn đề đổi mới của ngành học.