Nâng cao thái độ đúng đắn đối với nghề

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường trung học phổ thông thành phố hồ chí minh (Trang 44 - 49)

sư phạm 29.3 17.8 3

Với số liệu ở bảng 2.6 cho thấy, CBQL và GV đã nhận thức đúng mục tiêu bồi dưỡng năng lực sư phạm là “Củng cố, mở rộng và nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng sư phạm cho GV” với 58/75 CBQL đồng ý (chiếm tỉ lệ 77.3%) và 188/259 GV đồng ý (chiếm tỉ lệ 72,6%). Tuy nhiên vẫn còn khá đông GV và CBQL chưa nhận thức đúngmục tiêu của bồi dưỡng năng lực sư phạm cho GV còn giúp GV đáp ứng chuẩn ngạch GV THPT, nâng cao trình độ trên chuẩn và nâng cao thái độ đúng đắn đối với nghề sư phạm. Ngoài ra, có sự khác biệt nhận thức của CBQL và GV về mục tiêu nâng cao ý thức, khả năng tự học, tự bồi dưỡng của GV. Có đến 52% CBQL đánh giá đúng mục tiêu này trong khi đó chỉ có 30,9% GV đánh giá đúng.

Như vậy, khi GV nhận thức chưa chính xác về mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm sẽ hạn chế phần nào về hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng. Cũng như đối với nhà quản lý, khi không xác định rõ mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng cho GV sẽ không có được những giải pháp đầu tư và quan tâm đồng bộ, đúng mức để giúp cho việc quản lý hoạt động bồi dưỡng có hiệu quả.

2.2.2. Đánh giá về nội dung hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên trung học phổ thông

2.2.2.1. Đối với nội dung cần bồi dưỡng cho giáo viên:

Một trong những tiêu chuẩn mới được nhấn mạnh trong bồi dưỡng người GV hiện nay chính là khả năng người Thầy có thể tạo nên những bước đột phá để phát huy được những năng lực tự học của HS. Vì thế nội dung bồi dưỡng cho GV phải là những kiến thức, thông tin mới, hiện đại gắn với thực tiễn của chương trình giáo dục phổ thông, không quá rộng, lý thuyết suông và thiếu chiều sâu. Tiến trình đổi mới phương pháp dạy học ngày nay đòi hỏi người GV còn phải giỏi kết hợp sử dụng các phương tiện, thiết bị, học liệu giáo dục hỗ trợ cho phương pháp dạy học của mình, giỏi tổ chức các hình thức, biện pháp kiểm tra nhằm nắm vững kết quả học tập, tu dưỡng, từ đó, đánh giá đúng chất lượng học tập của học sinh mình dạy, không những thế còn phải giỏi phát hiện những điểm mạnh, yếu trong cả việc dạy của mình cũng như việc học của trò để đề xuất những cải tiến và chương trình rèn luyện nhằm phát triển không ngừng phẩm chất cũng như năng lực sư phạm.

Khi khảo sát về những nội dung cần thiết để bồi dưỡng cho GV hiện nay, CBQL và GV ở 6 trường đánh giá như sau:

Bảng 2.7. Đánh giá về các nội dung cần bồi dưỡng cho GV THPT

Stt Nội dung bồi dưỡng

Mức độ cần thiết

CBQL GV

x S y S

1 Cập nhật kiến thức hiện đại trong

chương trình, sách giáo khoa mới 3.65 0.53 3.56 0.75 2 Lựa chọn và vận dụng các PPDH

tích cực 3.64 0.51 3.45 0.6 3 Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh

giá kết quả học tập của HS 3.57 0.55 3.46 0.74 4 Phương pháp soạn đề thi trắc

nghiệm 3.36 0.63 3.08 0.89 5 Ứng dụng CNTT – sử dụng phương

tiện KT vào dạy học 3.41 0.55 3.18 0.59 6 Kỹ năng thiết kế hồ sơ bài dạy theo

hướng đổi mới 3.37 0.61 3.14 0.84 7 Phương pháp hướng dẫn HS tự học 3.52 0.69 3.25 0.75 8 Các chuyên đề tự chọn theo môn học 2.93 0.83 2.92 0.77 9 Kiến thức về tâm lý lứa tuổi HS 3.21 0.77 3.14 0.79

THPT

10 Kỹ năng tham vấn học đường 3.00 0.84 3.08 0.94 11 Nội dung và phương pháp công tác

chủ nhiệm lớp 3.31 0.82 3.33 0.79 12 Thiết kế và tổ chức hoạt động giáo

dục ngoài giờ lên lớp 3.28 0.63 2.95 0.74 13 Thiết kế và tổ chức hoạt động giáo

dục hướng nghiệp 3.35 0.63 3.04 0.74 14 Giao tiếp ứng xử sư phạm 3.59 0.72 3.42 0.73 15 Phương pháp nghiên cứu khoa học

giáo dục 2.95 0.88 2.76 0.85 Qua bảng 2.7, có thể thấy:

+ CBQL cho rằng những nội dung rất cần thiếtphải bồi dưỡng cho GV, đó là cập nhật kiến thức hiện đại trong chương trình, SGK mới (x = 3.65), ưu tiên (1); Lựa chọn và vận dụng các PPDH tích cực (x = 3.64), ưu tiên (2); Giao tiếp và ứng xử sư phạm (x = 3.59),

ưu tiên (3); Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS(x = 3.57),ưu tiên (4); Phương pháp hướng dẫn HS tự học, ưu tiên (5). Những nội dung bồi dưỡng về các chuyên đề tự chọn theo môn học(x = 2.93);phương pháp nghiên cứu khoa học(x = 2.95)

và Kỹ năng tham vấn học đường (x = 3.0) chỉ được các CBQL đánh giá ở mức độ khá cần thiếttrong giai đoạn hiện nay.

+ Đối với GV: phần lớn GV đều cùng quan điểm với CBQL khi cho rằng các nội dung: Cập nhật kiến thức hiện đại trong chương trình, SGK mới((y = 3.56), (1)); Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS ((y = 3.46), (2)); Lựa chọn và vận dụng các PPDH tích cực ((y = 3.45), (3)); Giao tiếp và ứng xử sư phạm((y = 3.42), (4));

Phương pháp hướng dẫn HS tự học(( y = 3.25), (5)) là cần thiết nhất. Trong khi đó, các nội dung: phương pháp nghiên cứu khoa học ( y = 2.76); các chuyên đề tự chọn theo môn học (y = 2.92); thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (y = 2.95) được đánh giá khácần thiết.

Như vậy, ta có thể thấy đa số các CBQL và GV đều nhận thức rằng các nội dung cần bồi dưỡng cho GV phải là những kiến thức, thông tin mới, gắn với chương trình giáo dục phổ thông, đặc biệt chú trọng nhiều đến vấn đề hiện đại trong phương pháp dạy học để áp dụng vào thực tế giảng dạy ở phổ thông. Cùng với những thay đổi của xã hội, việc trang bị

thêm những kiến thức về tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, cách giao tiếp ứng xử sư phạm sao cho phù hợp và hiệu quả cũng là một trong những nhu cầu cần phải trang bị cho GV hiện nay.

2.2.2.2. Thực trạng triển khai nội dung hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên THPT giáo viên THPT

Thời gian qua, các chương trình bồi dưỡng về năng lực sư phạm cho GV trang bị cho GV nhiều nội dung tương đối phù hợp với nhu cầu cần bồi dưỡng của GV, phục vụ chủ yếu cho yêu cầu đổi mới chương trình SGK phổ thông. Tuy nhiên khi đối chiếu với những nội dung mà GV yêu cầu bồi dưỡng, một số nội dung vẫn chưa phù hợp và chưa được bồi dưỡng thường xuyên.

Bảng 2.8. Đánh giá về công tác triển khai những nội dung bồi dưỡng

STT Nội dung bồi dưỡng

Mức độ thường xuyên Mức độ phù hợp CBQL GV CBQL GV x y x y

1 Cập nhật kiến thức hiện đại trong

chương trình, sách giáo khoa mới 2.71 2.49 2.84 2.49 2 Lựa chọn và vận dụng các PPDH tích

cực 2.99 2.71 3.12 2.80 3 Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh

giá kết quả học tập của HS 2.88 2.62 3.04 2.73 4 Phương pháp soạn đề thi trắc nghiệm 2.67 2.38 2.88 2.52 5 Ứng dụng CNTT – sử dụng phương

tiện KT vào dạy học 2.87 2.50 3.07 2.81 6 Kỹ năng thiết kế hồ sơ bài dạy theo

hướng đổi mới 2.61 2.30 3.00 2.70 7 Phương pháp hướng dẫn HS tự học 2.68 2.51 2.93 2.56 8 Các chuyên đề tự chọn theo môn học 2.27 2.00 2.60 2.21 9 Kiến thức về tâm lý lứa tuổi HS THPT 2.53 2.19 2.96 2.38 10 Kỹ năng tham vấn học đường 2.33 2.05 2.75 2.31 11 Nội dung và phương pháp công tác chủ

nhiệm lớp 2.89 2.51 2.91 2.67 12 Thiết kế và tổ chức hoạt động giáo dục

13 Thiết kế và tổ chức hoạt động giáo dục

hướng nghiệp 2.67 2.30 2.80 2.39 14 Giao tiếp ứng xử sư phạm 2.87 2.53 3.01 2.60 15 Phương pháp nghiên cứu khoa học

giáo dục 2.32 2.16 2.48 2.22

Từ số liệu ở bảng 2.8 , ta thấy có sự khác nhau trong việc đánh giá giữa CBQL và GV đối với một số nội dung như sau:

+ CBQL cho rằng mức độ thực hiện các nội dung bồi dưỡng cho GV chỉ ở mức khá thường xuyên (ĐTB chung = 2.66) gồm: Lựa chọn và vận dụng các PPDH tích cực (1); Nội dung và phương pháp công tác chủ nhiệm lớp (2); Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS (3); Ứng dụng CNTT – sử dụng phương tiện KT vào dạy học (4).

Các nội dung còn lại có thực hiện nhưng ít thường xuyên. Đánh giá về mức độ phù hợp, CBQL cho rằng các nội dung bồi dưỡng chỉ phù hợp ở mức độ tương đối khá, các nội dung được đánh giá khá phù hợp (ĐTB chung = 2.88) gồm: Lựa chọn và vận dụng các PPDH tích cực (1); Ứng dụng CNTT – sử dụng phương tiện KT vào dạy học (2); Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS (3). Các nội dung còn lại được đánh giá ở mức độ

tương đối ít phù hợp như phương pháp nghiên cứu khoa học, các chuyên đề tự chọn theo môn học.

+ GV đánh giá về mức độ được bồi dưỡng thường xuyên tương đối thấp hơn CBQL (y= 2.37). GV cho rằng được bồi dưỡng thường xuyên nhiều nhất là lựa chọn và vận dụng các phương pháp dạy học tích cực (y= 2.71); đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS (y= 2.63). Ít được bồi dưỡng thường xuyên về các chuyên đề tự chọn theo môn học (y= 2.0) và kỹ năng tham vấn học đường (y= 2.05). Về mức độ phù hợp cũng không được GV đánh giá cao (y=2.52) chứng tỏ một số nội dung bồi dưỡng chưa đáp ứng với sự mong đợi của GV cũng như mức độ áp dụng vào hoạt động giảng dạy của GV.

Như vậy, mặc dù đội ngũ GV phổ thông đã được bồi dưỡng thường xuyên qua các chu kì cũng như thông qua các hoạt động bồi dưỡng tại trường và tự bồi dưỡng thì những nội dung đã được bồi dưỡng thời gian qua vẫn chưa đáp ứng được sự mong đợi của GV, nhiều GV vẫn còn lúng túng trong việc giảng dạy những kiến thức mới, ứng dụng CNTT cũng như vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy và giáo dục HS. Đó cũng là

một trong những nguyên nhân chính làm cho hoạt động bồi dưỡng GV thời gian qua chưa hiệu quả.

2.2.3. Hình thức, phương pháp bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông

2.2.3.1. Hình thức bồi dưỡng

Trong thời gian qua, nhận thức được tầm quan trọng của trình độ đội ngũ GV trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, Bộ GD-ĐT chỉ đạo các Sở GD-ĐT cùng các trường tổ chức nhiều hình thức bồi dưỡng nhằm huy động được đông đảo GV tham gia. Tuy nhiên, qua quan sát việc tổ chức các hình thức bồi dưỡng cũng như tham khảo ý kiến các CBQL và GV về mức độ phù hợp của các hình thức đã triển khai, nhiều ý kiến cho rằng một số hình thức vẫn chưa phù hợp với đại đa số GV.

Bảng 2.9. Đánh giá về các hình thức bồi dưỡng GV (ĐTB: 2.0)

stt Hình thức bồi dưỡng Được bồi dưỡng Mức độ phù hợp CBQL GV CBQL % GV % x S y S

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường trung học phổ thông thành phố hồ chí minh (Trang 44 - 49)