15 Phương pháp nghiên cứu khoa học
3.1. Nguyên tắc chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng G
Bồi dưỡng GV là công việc rất cấp bách của những nhà QLGD trước yêu cầu đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế. Trong quá trình quản lý hoạt động bồi dưỡng GV, một số nguyên tắc chỉ đạo cho hoạt động bồi dưỡng GV là:
Nguyên tắc 1: Bồi dưỡng phải căn cứ vào mục tiêu giáo dục THPT, tiêu chuẩn ngạch công chức và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của trường
Hoạt động bồi dưỡng cho GV phải bám sát mục tiêu giáo dục THPT, thể hiện đúng đường lối quan điểm giáo dục của Đảng – Nhà nước. Chú trọng việc chỉ đạo tích cực đổi mới kiểm tra, đánh giá nhằm thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học của GV. Thực hiện việc chuẩn hoá cơ sở giáo dục, GV, CBQL theo chuẩn do Bộ GD-ĐT ban hành. Bồi dưỡng GV theo chuẩn kiến thức, kĩ năng.
Nguyên tắc 2: Hoạt động bồi dưỡng giáo viên phải đảm bảo tính khoa học, sát thực tiễn
Hoạt động bồi dưỡng về năng lực sư phạm phải xây dựng dựa trên các thông tin cơ bản và các chỉ số rõ ràng: thông tin về yêu cầu địa phương, về tình hình đội ngũ GV, về nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng, về nhu cầu GV,… Nội dung, chương trình bồi dưỡng phải đảm bảo được tính chính xác, khoa học, hiện đại, cập nhật và tiếp cận được trình độ giáo dục ở các nước phát triển trong khu vực, đáp ứng xu thế phát triển của xã hội Việt Nam thời hội nhập quốc tế. Chương trình bồi dưỡng phải chú ý đến tính liên thông, tích hợp giữa các môn học và giữa các cấp học, đảm bảo nguyên tắc kế thừa và phát triển từ các chương trình bồi dưỡng GV trước đây. Nội dung, chương trình bồi dưỡng phải nêu cụ thể những định hướng đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập, chú trọng tới yêu cầu phát triển kỹ năng thực hành – thí nghiệm và liên hệ vận dụng vào thực tiễn dạy học – giáo dục.
Nguyên tắc 3: Đảm bảo tính kế thừa, liên tục và có trọng tâm
Hoạt động bồi dưỡng phải được liên tục triển khai. Chương trình bồi dưỡng cần có những hoạt động đặc biệt nhưng lại phải đảm bảo đem lại sự cải thiện thường xuyên trong
công tác dạy và học ở trường. Mỗi GV cần phải xác định rõ là phải học tập thường xuyên và suốt đời. Cốt lõi để học tập suốt đời có hiệu quả là mỗi người phải “học cách học”. Bồi dưỡng thường xuyên giúp nhà trường luôn đổi mới và có thể đối mặt được những thử thách mới.
Hoạt động bồi dưỡng phải đề ra được những nhiệm vụ trọng tâm cho từng giai đoạn, thời điểm bồi dưỡng. Nhiệm vụ trọng tâm giúp người quản lý đầu tư công sức, vật lực, tài lực nhằm thực hiện có hiệu quả hoạt động bồi dưỡng.
Nguyên tắc 4: Đảm bảo tính linh hoạt, hiệu quả và khả thi
Nguyên tắc này nhằm tạo dựng trong hoạt động bồi dưỡng một khả năng thay đổi phương hướng. Sự thay đổi này có thể là do có sự thay đổi hoàn cảnh, điều kiện môi trường, do có những nhiệm vụ và tình huống đột xuất xảy ra. Mỗi nhà trường cần phân tích nhu cầu và mối quan tâm của GV ở trường mình để đưa ra nội dung cách thức phù hợp “về tuổi tác, hiểu biết, kinh nghiệm, nhu cầu và hứng thú học tập” nhằm xây dựng chương trình bồi dưỡng tác động trực tiếp vào hoạt động dạy học. Có như vậy hoạt động bồi dưỡng mới có hiệu quả thiết thực.
Nguyên tắc 5: Kết hợp giữa bồi dưỡng với tự bồi dưỡng
Nâng cao tính tự giác, tích cực, chủ động , sáng tạo của GV trong hoạt động bồi dưỡng. Phải biết kết hợp việc tự học của cá nhân GV với kế hoạch bồi dưỡng của tập thể. Hàng năm các đơn vị từ Trường - Sở - Bộ đều có kế hoạch bồi dưỡng định kỳ. Cần có tổ chức nắm bắt thông tin, bố trí thời gian phù hợp để các GV có thể tham gia bồi dưỡng theo chuyên môn của các chủ trương đó. Đồng thời mỗi GV phải chuẩn bị và tạo tiềm lực về tri thức khoa học, tri thức văn hoá xã hội, trình độ ngoại ngữ, tin học để khi điều kiện cho phép có thể theo học để nâng cao trình độ chuẩn và trên chuẩn.