KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường trung học phổ thông thành phố hồ chí minh (Trang 103 - 107)

1. Kết luận

Hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên có tầm quan trọng chiến lược, có tính chất quyết định chất lượng giáo dục và dạy học trong nhà trường, bởi lẽ lao động sư phạm là lao động sáng tạo, đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức sâu và toàn diện, luôn bổ sung cái mới nhằm hoàn thiện nghệ thuật sư phạm. Tính đa dạng, phức tạp của hoạt động giảng dạy - giáo dục đòi hỏi người lãnh đạo nhà trường phải thường xuyên chú ý đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận và nghiệp vụ của giáo viên.

Hiện nay chúng ta đang tiến hành đổi mới giáo dục phổ thông, đồng thời tham gia hội nhập kinh tế thế giới, hòa mình vào xu thế toàn cầu hóa, do đó vấn đề nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên càng trở nên cấp bách. Một nhà trường mà các giáo viên được thường xuyên bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ thì chất lượng giáo dục mới được nâng cao và theo kịp xu hướng giáo dục của thời đại.

Qua quá trình khảo sát thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng cho GV ở các trường THPT TP.HCM hiện nay cho thấy việc quản lý hoạt động bồi dưỡng cho GV THPT thời gian qua đã đạt được một số thành tựu nhất định:

- Có sự chuyển biến về nhận thức của đa số CBQL, GV về hoạt động bồi dưỡng. Nhiều GV quan tâm đến học tập nâng cao trình độ thông qua việc tham gia các lớp bồi dưỡng sau đại học. Phong trào tự bồi dưỡng cũng được một số trường phát động và triển khai trong kế hoạch hoạt động của nhà trường.

- Một số trường đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV trên cơ sở xác định nội dung bồi dưỡng, lý do cần bồi dưỡng và các hình thức bồi dưỡng tương đối phù hợp với điều kiện GV của trường mình.

- Việc chỉ đạo tổ chức hoạt động bồi dưỡng được đánh giá tương đối tốt, nhất là theo tuyến dọc từ Bộ GD-ĐT đến Sở GD-ĐT và các trường.

Tuy nhiên, kết quả khảo sát cũng phản ánh những hạn chế trong công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng GV, đó là:

- Công tác điều tra tìm hiểu nhu cầu, nguyện vọng của GV chưa được triển khai đều đặn ở một số trường. Một bộ phận GV còn thụ động, chậm đổi mới, thiếu tính cầu tiến và còn nhận thức chưa đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng GV.

- Việc xác định và thực hiện các mục tiêu bồi dưỡng GV chưa đáp ứng các tiêu chí phát triển của trường THPT trong xu thế hội nhập. Chất lượng đội ngũ chưa đồng đều, vẫn còn GV chưa đủ chuẩn nghề nghiệp.

- Việc xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng chưa khoa học, chưa phù hợp và không thường xuyên, dẫn đến chất lượng của các đợt bồi dưỡng chưa cao.

- Cơ sở vật chất, các phương tiện kỹ thuật phục vụ cho việc triển khai các nội dung bồi dưỡng chưa được đầu tư đúng mức và đủ so với yêu cầu.

- Nguồn tài chính dành cho hoạt động bồi dưỡng GV còn hạn chế.

- Cơ chế phối hợp với các ngành liên quan chưa chặt chẽ, đặc biệt là sự phối hợp với chính quyền địa phương để đào tạo, bồi dưỡng theo đặc thù từng địa phương chưa được coi trọng. Chưa có cơ chế quản lý hoạt động tự bồi dưỡng của các đơn vị trường học và đăng kí tự học của GV. Trong quá trình bồi dưỡng chưa quan tâm quản lý kết quả học tập, chưa động viên khen thưởng kịp thời.

- Công tác tổ chức, quản lý, điều hành và rút kinh nghiệm bồi dưỡng cho các lần tiếp theo chưa được chú trọng.

Vì thế để quản lý tốt hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho GV, người quản lý cần phải tiến hành các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho GV. Nội dung cơ bản của các biện pháp đó là:

- Mỗi CBQL, GV phải được nâng cao nhận thức đúng đắn về vai trò của bồi dưỡng đối với sự đổi mới giáo dục, từ đó khắc phục những thiếu sót của bản thân, chủ động suy nghĩ, học hỏi, tìm tòi, vận dụng linh hoạt các phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học khác nhau phù hợp với yêu cầu phát triển về nhân lực theo xu hướng mới.

- Chương trình bồi dưỡng phải thường xuyên cập nhật, được biên soạn theo hướng đổi mới phương pháp giảng dạy, có hướng dẫn cụ thể cách thức giảng dạy, đánh giá và cách thức tự học cho GV.

- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, tăng cường các phương tiện dạy học hiện đại để tạo ra sự tương thích với đổi mới giáo dục và giảng dạy.

- Cần có chế tài quản lý theo hướng khuyến khích GV đổi mới phương pháp giảng dạy, thực hiện các biện pháp nâng cao năng lực sư phạm cho GV thông qua bồi dưỡng thường xuyên và học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước.

- Hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm cho GV là quá trình lâu dài, thường xuyên chính vì thế CBQL cần xây dựng nhà trường thành một tổ chức học tập, mọi

thành viên đều học tập suốt đời là một quan niệm tất yếu của xu thế toàn cầu hóa, trong đó trân trọng khả năng tự học, sáng tạo của mỗi GV.

2. Kiến nghị

Để nâng cao chất lượng quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên, chúng tôi xin kiến nghị một số giải pháp sau:

Thứ nhất, đối với Bộ Giáo dục - Đào tạo:

+ Cần có chuẩn giáo dục, tăng quyền tự chủ và tinh thần trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục và đào tạo.

+ Cần tập hợp đội ngũ chuyên viên chuyên trách bồi dưỡng thường xuyên có trình độ chuyên môn và hiểu biết sâu sắc về nghiệp vụ để giải quyết những thắc mắc của giáo viên trong thời gian tập huấn.

+ Thống nhất nội dung, chương trình bồi dưỡng giáo viên phù hợp với từng đối tượng và từng địa phương. Đặc biệt chú trọng bồi dưỡng cho giáo viên phương pháp giảng dạy tích hợp, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập với nhiều hình thức đa dạng, hạn chế việc cung cấp đơn thuần lý thuyết và phải coi trọng thực hành.

Thứ hai, đối với Sở GD-ĐT TP.HCM:

+ Nắm vững tình hình đội ngũ giáo viên ở tỉnh, đề xuất với Bộ Giáo dục- Đào tạo chương trình bồi dưỡng giáo viên phù hợp với thực tế địa phương.

+ Liên hệ với trường đại học sư phạm TP.HCM để triển khai các họat động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ tại cơ sở.

+ Đôn đốc, kiểm tra nghiêm túc các lớp bồi dưỡng, tránh bệnh thành tích, đảm bảo chất lượng các khóa bồi dưỡng.

+ Tăng cường, đầu tư trang thiết bị nghe nhìn cần thiết cho các lớp bồi dưỡng.

Thứ ba, Ban Giám hiệu các trường THPT

+ Khuyến khích, động viên giáo viên thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học, có chế độ khen thưởng giáo viên thực hiện tốt.

+ Tạo điều kiện cho giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; hạn chế giao những công việc hành chính kiêm nhiệm và những quy định gò bó khiến giáo viên không phát huy được khả năng sáng tạo.

+ Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ dạy – học đúng mức.

- Thường xuyên tự phấn đấu, tự bồi dưỡng theo các mặt sau:

+ Biết tổ chức lớp và chuẩn bị bài giảng một cách cẩn thận với những phương pháp sáng tạo, có hiệu quả và có sức khích lệ học sinh.

+ Kiến thức phong phú về phạm vi chương trình học và nội dung bộ môn mình dạy. + Kỹ năng sư phạm, kể cả việc có được “kho kiến thức” về phương pháp dạy học và năng lực sử dụng những phương pháp đó.

+ Biết suy ngẫm, phản ánh trước mỗi vấn đề và có năng lực tự phê - nét rất đặc trưng của nghề dạy học.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường trung học phổ thông thành phố hồ chí minh (Trang 103 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)