a) Về qui mô trường lớp, GV HS bậc THPT ở TP Hồ Chí Minh
2.2. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trườngTrung học phổ thông TP H ồ Chí Minh
Vài nét về mẫu nghiên cứu và cách thức xử lý kết quả thống kê
- Về mẫu nghiên cứu
Để chọn mẫu nghiên cứu cho đề tài, tác giả chọn ngẫu nhiên 6 trường THPT của TP.HCM theo tiêu chí: khu vực trung tâm TP.HCM gồm 1 trường chuyên, 1 trường thuộc nhóm trường đạt chất lượng cao, 1 trường trung bình khá; khu vực ngoại ô gồm 1 trường thuộc nhóm các trường phân ban thí điểm, 1 trường chất lượng trung bình khá và một trường mới thành lập khoảng 4 năm.
Để tìm hiểu và đánh giá thực trạng hoạt động bồi dưỡng GV và quản lý hoạt động bồi dưỡng GV ở các trường THPT, tác giả tiến hành điều tra khảo sát ở hai nhóm khách thể:
- Nhóm CBQL: gồm 18 HT, phó HT và 57 tổ trưởng bộ môn - Nhóm GV: gồm 259 GV của tất cả các bộ môn
Danh sách 6 trường tiến hành khảo sát:
Bảng 2.4. Số liệu CBQL, GV 6 trường khảo sát
Stt Tên trường CBQL GV 1 THPT chuyên Trần Đại Nghĩa 12 42 2 THPT Bùi Thị Xuân 13 45 3 THPT Hoàng Hoa Thám 13 45 4 THPT Thủ Đức 13 45 5 THPT Nguyễn Hữu Huân 12 42 6 THPT Hiệp Bình 12 40
Tổng cộng 75 259
Đặc điểm của 6 trường chọn khảo sát:
Bảng 2.5. Sơ lược về khách thể chọn nghiên cứu năm học 2009-2010
Trường Tổng số GV Thâm niên Trình độ CBQL-GV <5 năm 5-20 năm > 20
chuẩn chuẩn chuẩn TH cấp 2-3 chuyên Trần Đại Nghĩa 158 42 68 48 0 124 34 THPT Bùi Thị Xuân 89 23 47 19 1 73 15 THPT Hoàng Hoa Thám 96 24 48 24 1 84 11 THPT Thủ Đức 94 20 51 23 2 86 6
THPT Nguyễn Hữu Huân 110 34 55 21 2 98 12
THPT Hiệp Bình 78 32 41 5 1 72 5
Từ số liệu thống kê ở bảng 2.5 cho ta thấy
- Nhóm trường khu vực nội thành (3 trường đầu của bảng 2.5) có tỉ lệ GV đạt trên chuẩn khá cao (17,5%) do có nhiều thuận lợi về vị trí địa lý, gần khu vực các trường Đại học sư phạm, đa số GV có thâm niên công tác lâu năm và kinh nghiệm giảng dạy. Hơn nữa do áp lực trước nhu cầu của học sinh và chất lượng các trường tại khu vực trung tâm nên đòi hỏi GV phải tham gia học tập nâng chuẩn.
- Nhóm trường thuộc khu vực ngoại ô thành phố: có tỉ lệ GV vượt chuẩn tương đối thấp (8,1%), vẫn còn GV không đủ chuẩn tham gia giảng dạy. Mức độ áp dụng công nghệ thông tin, phương tiện dạy học hiện đại chưa cao so với các trường trong khu vực nội thành. Trình độ đầu vào của học sinh thấp nên vấn đề giảng dạy sao cho đạt chất lượng cơ bản còn là bài toán khó cho GV các trường thuộc khu vực này vì thế đa số GV khó tham gia các lớp bồi dưỡng trên chuẩn. Bên cạnh đó, còn nhiều GV do đời sống kinh tế khó khăn, khoảng cách địa lý lại xa khu vực trung tâm nên có tâm lý bằng lòng với bằng cấp, không muốn tham gia học tập, bồi dưỡng.
- Cách thức xử lý kết quả thống kê:
Sau khi thu phiếu thăm dò, tác giả đã dùng phần mềm SPSS (0TStatistical Package for the Social Sciences0T) để xử lý số liệu từ đó đánh giá, nhận xét và rút ra kết luận về thực trạng của hoạt động bồi dưỡng GV và quản lý hoạt động bồi dưỡng GV. Tác giả chủ yếu đánh giá kết quả và nguyên nhân của thực trạng qua tỉ lệ %, điểm trung bình và độ lệch chuẩn của từng nội dung trả lời của 2 nhóm khách thể được khảo sát. Qua đó, tác giả so sánh phần trả lời của từng khách thể của cùng một nội dung câu hỏi để phân tích, tổng hợp và rút ra kết luận.
- Độ trung bình theo công thức:
Nx x x= ∑ i
Trong đó :
x : Điểm trung bình của CBQL
y : Điểm trung bình của GV
- Độ lệch chuẩn của mẫu, kí hiệu bằng s, là căn bậc hai của phương sai sP