Quản lý việc kiểm tra – đánh giá hoạt động bồi dưỡng giáo viên

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường trung học phổ thông thành phố hồ chí minh (Trang 64 - 67)

15 Phương pháp nghiên cứu khoa học

2.3.3. Quản lý việc kiểm tra – đánh giá hoạt động bồi dưỡng giáo viên

Kiểm tra là một chức năng quan trọng của quản lý. Kiểm tra - đánh giá để tạo ra động cơ, theo dõi và điều chỉnh quá trình bồi dưỡng, qua đó cho biết kết quả hoạt động bồi dưỡng và mức độ đáp ứng thực tế của GV. Từ đó, người quản lý mới có thể phát hiện, điều chỉnh, khuyến khích và cổ vũ hoạt động theo đúng hướng kế hoạch. Việc kiểm tra, đánh giá phải dựa trên chương trình, kế hoạch đã được quy định; phải có tiêu chí, chuẩn mực cụ thể cho từng hoạt động, có thể định tính, định lượng hoặc thông qua sự thừa nhận của tập thể, của xã hội trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể.

Kết quả nghiên cứu trong CBQL và giáo viên về quản lý việc kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng GV được trình bày ở bảng 2.16 như sau

Bảng 2.16. Đánh giá công tác quản lý việc kiểm tra hoạt động bồi dưỡng GV.

STT Kiểm tra, đánh giá

Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện

CBQL GV CBQL GV

x S y S x S y S

1 Qui định hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng

2.04 0.89 2.20 0.75 2.03 0.93 1.92 0.93

2 Qui định tiêu chí kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng

2.07 0.86 2.05 0.82 2.11 0.83 2.02 0.89 3 Phối hợp các lực lượng có 3 Phối hợp các lực lượng có

liên quan trong đánh giá 2.03 0.93 2.08 0.81 2.05 0.96 1.90 0.91 4 Tổng kết đánh giá, rút

kinh nghiệm sau đợt bồi dưỡng

1.95 0.9 2.05 0.84 2.00 0.92 1.88 0.95 5 Xử lý các GV không đạt 5 Xử lý các GV không đạt

yêu cầu sau bồi dưỡng 1.97 0.89 2.00 0.86 1.89 0.91 1.78 0.93

Trung bình chung 2.01 2.08 2.02 1.9

Số liệu khảo sát cho thấy, mức độ thực hiện công tác kiểm tra - đánh giá hoạt động bồi dưỡng ở các trường chưa thường xuyênhiệu quả chưa cao. Cụ thể các tiêu chí thực hiện trong công tác kiểm tra được đánh giá như sau:

- Qui định hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng

Để công tác quản lý việc kiểm tra, đánh giá dễ thực hiện và chính xác, CBQL các trường cần quy định rõ các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng cho GV để họ thực hiện đúng hướng. Với mức đánh giá (x= 2.04 và y = 2.2) cho thấy mức độ thực hiện chỉ ở mức tương đối thường xuyên và (x= 2.03 và y = 1.92) cho thấy mức độ hiệu quả công tác này theo đánh giá của CBQL và GV ở các trường khảo sát là chưa cao.

Điều đó cho thấy CBQL chưa sâu sát với công tác kiểm tra, đánh giá GV sau các đợt bồi dưỡng.

- Qui định tiêu chí kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng

Căn cứ vào các tiêu chí đối với chuẩn GV về năng lực sư phạm, Ban giám hiệu các trường cần xây dựng và quy định rõ những tiêu chí để kiểm tra, đánh giá GV sau khi bồi dưỡng, làm cơ sở để đánh giá GV có hoàn thành việc bồi dưỡng hay không. Đánh giá về việc có quy định các tiêu chí kiểm tra, đánh giá trong công tác quản lý của từng trường, CBQL và GV đều đánh giá công tác này ít được thực hiện thường xuyên (x= 2.07 và y = 2.05) và hiệu quả chưa cao (x= 2.11 và y = 2.02). Số liệu này minh chứng cho việc đánh giá kết quả bồi dưỡng của GV còn mang tính định tính, chưa đúng thực chất.

- Phối hợp các lực lượng có liên quan trong đánh giá

Để việc đánh giá chính xác và khách quan cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong nhà trường, từ Ban giám hiệu, tổ chuyên môn đến các bộ phận liên quan đến hoạt động bồi dưỡng. Khi khảo sát ý kiến của CBQL và GV cho rằng mức độ thực hiện và hiệu quả của việc phối hợp này chỉ đạt mức trung bình (x= 2.03; 2.05 và y = 2.08; 1.9). Điều này cho thấy chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa các chủ thể quản lý trong nhà trường khi kiểm tra, đánh giá GV sau các đợt bồi dưỡng.

- Tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm sau đợt bồi dưỡng

Sau mỗi giai đoạn thực hiện kế hoạch hoạt động bồi dưỡng, GV cần được kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm và điều chỉnh các hoạt động cho phù hợp và tốt hơn. Đây là cơ sở quan trọng để các CBQL ở các trường có thể đánh giá mức độ thực hiện kế hoạch, chương trình bồi dưỡng, cũng như những thiếu sót và hạn chế trong việc tổ chức thực hiện để từ đó có những kinh nghiệm hữu ích trong các đợt bồi dưỡng sau. Theo đánh giá cho thấy, CBQL và GV cho rằng công tác này chưa được tiến hành thường xuyên (x= 1.95 và y = 2.05) và vì thế hiệu quả từ công tác này đối với chất lượng quản lý là chưa cao (x= 2.0 và y = 1.88). Đây là một thiếu sót quan trọng làm cho công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chưa có chiều sâu và thiếu kiểm định chất lượng.

- Xử lý các giáo viên không đạt yêu cầu sau bồi dưỡng

Có chế độ thưởng, phạt đối với kết quả bồi dưỡng của mỗi GV sẽ tạo đòn bẫy để GV tham gia tích cực và có trách nhiệm với hoạt động bồi dưỡng. Không bố trí công tác giảng dạy đối với những GV không đạt chuẩn năng lực sư phạm sau các đợt kiểm tra, đánh giá sẽ

tạo động lực cho GV cố gắng học tập để đáp ứng điều kiện giảng dạy. Trong thực tế, hầu hết các trường chưa làm tốt công tác này, còn nể nang trong việc xử lý các GV không đạt yêu cầu, ý kiến này phù hợp với đánh giá của CBQL và GV về mức độ thực hiện (x= 1.97 và y

= 2.0) và hiệu quả công tác (x=1.89 và y = 1.78). Điều này giải thích cho tình trạng chất lượng giảng dạy của GV hiện nay chưa đồng đều, nhiều GV chưa đáp ứng năng lực giảng dạy vẫn được đứng lớp, gây dư luận không tốt cho xã hội.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường trung học phổ thông thành phố hồ chí minh (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)