Quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động bồi dưỡng giáo viên THPT

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường trung học phổ thông thành phố hồ chí minh (Trang 67 - 71)

15 Phương pháp nghiên cứu khoa học

2.3.4.Quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động bồi dưỡng giáo viên THPT

Để GV tích cực với các hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng thì việc tạo các điều kiện thuận lợi để hỗ trợ GV học tập là rất quan trọng. Các điều kiện hỗ trợ cho GV bao gồm hỗ trợ kinh phí học tập, tạo điều kiện về thời gian, cung cấp đầy đủ tài liệu và các phương tiện, trang thiết bị trường học đảm bảo cho hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. Ngoài ra, để tạo động lực cho GV cần xây dựng các chế độ khen thưởng cho các GV hoàn thành tốt việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng.

Khảo sát ý kiến của CBQL và GV các trường về công tác quản lý này thu được kết quả được trình bày ở bảng 2.17:

Bảng 2.17. Đánh giá các điều kiện hỗ trợ hoạt động bồi dưỡng

STT T

Các điều kiện hỗ trợ hoạt động bồi dưỡng

Đánh giá thực hiện Đánh giá hiệu quả CBQL GV CBQL GV

x S y S x S y S

1 Huy động nguồn kinh phí

cho hoạt động bồi dưỡng 2.17 0.83 2.07 0.5 2.25 0.9 2.10 0.93 2 Có cơ sở vật chất, trang

thiết bị, phương tiện 2.20 0.89 2.23 0.5 2.17 0.9 2.31 0.47 3 Cung cấp tài liệu học tập 2.21 0.96 2.20 0.6 2.15 0.9 2.03 0.49 4 Tạo điều kiện về thời gian,

môi trường sư phạm 2.01 0.83 2.17 0.7 1.95 0.8 2.53 0.50 5 Có chế độ, hình thức

khuyến khích, động viên các GV có kết quả bồi dưỡng tốt

Từ kết quả khảo sát, có thể nhận thấy việc quản lý các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động bồi dưỡng ở các trường THPT hiện nay chỉ được đánh giá ở mức độ trung bình khá. Cụ thể như sau:

- Về việc huy động nguồn kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng

Thông thường đối với các đợt bồi dưỡng do Bộ GD-ĐT và Sở GD-ĐT tổ chức thì nguồn kinh phí được trích từ ngân sách, có văn bản chỉ đạo quy định các định mức kinh phí dùng cho hoạt động bồi dưỡng GV, bao gồm phụ cấp đi lại, học phí và tài liệu học tập. Hầu hết GV đều được cung cấp đầy đủ nguồn kinh phí này. Tuy nhiên đối với các hoạt động bồi dưỡng do trường tự tổ chức hay GV tự bồi dưỡng thì tùy theo sự thống nhất trong quỹ chi tiêu nội bộ mỗi trường mà GV được hỗ trợ hoàn toàn hay một phần. Vì vậy, để có nguồn kinh phí dồi dào, hiệu trưởng phải tự chủ động tìm nguồn kinh phí từ các tổ chức xã hội hay hội phụ huynh học sinh. Khi khảo sát ý kiến của CBQL và GV thì công tác này các trường thực hiện tương đối thường xuyên (x= 2.17 và y = 2.07) và tương đối hiệu quả (x=2.25 và

y = 2.1). Điều đó cho thấy CBQL các trường thực hiện tương đối tốt việc hỗ trợ về kinh phí để GV an tâm bồi dưỡng.

- Có cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện

Hầu hết các trường THPT hiện nay đều trang bị khá tốt về cơ sở vật chất, các phương tiện và các trang thiết bị phục vụ việc dạy - học. Tuy nhiên, các điều kiện đó chưa đảm bảo cho việc bồi dưỡng GV theo hướng hiện đại và tăng cường theo hướng thực hành. GV chưa được trang bị máy tính riêng, có nối mạng internet; máy móc, thiết bị để mỗi GV có thể luyện tập, thực hành chưa đủ; các tài liệu đi sâu vào nghiên cứu chuyên môn, phục vụ cho việc tra cứu giảng dạy chưa được cơ quan QLGD giới thiệu trên các website giáo dục; các phương tiện nghe nhìn chỉ trang bị phục vụ cho công tác giảng dạy HS nên GV không có cơ hội luyện tập cách sử dụng,… Theo đánh giá về việc trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc bồi dưỡng, CBQL và GV cho rằng mức độ thực hiện thường xuyên đạt mức trung bình – khá (x= 2.2 và y = 2.23). Vì thế mức độ hiệu quả cũng được CBQL và GV đánh giá tương đối khá cao (x= 2.17 và y = 2.31). Có thể thấy ở TP HCM, việc trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện để phục vụ cho hoạt động giảng dạy nói chung, bồi dưỡng nói riêng được CBQL các trường đầu tư khá tốt, đây là một lợi thế khi triển khai hoạt động bồi dưỡng GV.

- Cung cấp tài liệu học tập

Để việc quản lý hoạt động bồi dưỡng GV có hiệu quả và GV chủ động trong việc học tập, GV cần được cung cấp đầy đủ các tài liệu học tập trước các đợt bồi dưỡng để nghiên cứu và phải gửi ý kiến thắc mắc những nội dung khó trong giáo trình bồi dưỡng đến cơ quan tổ chức bồi dưỡng. Trên thực tế, các tài liệu bồi dưỡng thường được biên soạn chưa chất lượng, còn sơ sài và thiếu chiều sâu. Bên cạnh đó, việc cung cấp tài liệu bồi dưỡng thường chậm, GV không kịp nghiên cứu kĩ tài liệu nên bị động trong việc tiếp thu kiến thức. Đánh giá về công tác này, QBQL và GV cho rằng mức độ thực hiện tương đối thường xuyên

(x=2.21 và y = 2.20) và mức độ hiệu quả là trung bình – khá (x=2.15 và y = 2.03). Qua trao đổi ý kiến với một số GV các trường khác cho rằng CBQL cung cấp các tài liệu còn mang tính chất “cần” chứ chưa “đủ”, có nghĩa là các tài liệu chưa đảm bảo được những thông tin mà GV thực sự muốn tìm hiểu, nội dung biên soạn còn chung chung, chưa tiếp cận và giải đáp những vấn đề khó mà GV đang gặp phải.

- Tạo điều kiện về thời gian, môi trường sư phạm

Có nhiều cách để tạo điều kiện về mặt thời gian như sắp xếp thời khóa biểu hợp lý, nâng cao việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thông tin hai chiều giữa CBQL và GV, cải tiến chế độ hội họp, xây dựng môi trường sư phạm học tập. Theo đánh giá, CBQL và GV cho rằng các trường thực hiện việc này chưa tốt với điểm trung bình tương ứng (x=2.01 và y = 2.17) cho mức độ thực hiện và (x=1.95 và y = 2.53) cho đánh giá mức độ hiệu quả. Số liệu này cho thấy CBQL các trường chưa sắp xếp hiệu quả và khoa học việc bố trí thời gian để GV an tâm học tập bồi dưỡng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho GV chưa nhiệt tình với hoạt động bồi dưỡng.

- Có chế độ, hình thức khuyến khích, động viên các GV có kết quả bồi dưỡng tốt

Thực hiện đầy đủ các chế độ khen thưởng về vật chất lẫn tinh thần để biểu dương những gương học tập tốt. Việc khen thưởng phải thể hiện được ý nghĩa và dựa trên cơ sở kết quả kiểm tra, đánh giá đúng thực chất. Qua quan sát các đợt bồi dưỡng GV trong những năm qua, ta có thể thấy hầu hết các trường chưa có chính sách khen thưởng xứng đáng cho những GV có thành tích tốt trong quá trình tham gia bồi dưỡng. Nguyên nhân khách quan là do nguồn kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng hạn hẹp và nguyên nhân chính là do công tác đánh giá, kiểm tra sau các đợt bồi dưỡng chưa thực chất dẫn đến kết quả không phản ánh đúng chất lượng GV. Kết quả khảo sát ý kiến của GV cũng đánh giá mức độ thực hiện công

tác này ở các trường là ít thường xuyên (x=2.05 và y = 2.05) và hiệu quả thực hiện chưa cao (x=2.03 và y = 2.29).

Nhìn chung, qua kết quả khảo sát có thể thấy CBQL và GV các trường đánh giá khá tốt công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện và việc chuẩn bị các tài liệu học tập cho GV của CBQL ở các trường tuy có một vài tiêu chí CBQL và GV đánh giá chưa tốt. Tuy vậy, theo đánh giá của chúng tôi, các điều kiện này chỉ được hỗ trợ với mức độ “cần” chứ chưa “đủ” để GV có thể hoàn toàn chủ động trong học tập bồi dưỡng. Vì thế, để nâng cao chất lượng quản lý cần có các biện pháp khả thi về việc tăng cường các điều kiện đảm bảo hoạt động bồi dưỡng diễn ra theo đúng mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng.

2.3.5. Sự phối hợp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường Trung học phổ thông TP.HCM phổ thông TP.HCM

Hoạt động bồi dưỡng GV là một hoạt động có quy mô rộng, thường xuyên và liên tục do đó đòi hỏi một cơ chế phối hợp tổ chức và hoạt động tương đối ổn định. Các lực lượng bồi dưỡng bao gồm người học (giáo viên, hiệu trưởng, cán bộ quản lý chỉ đạo), cơ quan QLGD (ban giám hiệu nhà trường, Sở và Bộ) và người làm nhiệm vụ bồi dưỡng (giảng viên sư phạm, cán bộ quản lý chỉ đạo, giáo viên cốt cán) phải có hợp đồng trách nhiệm chặt chẽ với nhau đúng với “vai” của mình và trong mối quan hệ tương tác chung, trong đó GV phải là người tự xác định và đề xuất nhu cầu bồi dưỡng, đồng thời biết tự học và tự đánh giá; người bồi dưỡng không chỉ là nguời viết tài liệu mà còn hướng dẫn GV, tham gia vào quá trình kiểm tra đánh giá; cơ quan quản lý phải hướng dẫn và tập hợp nhu cầu của người học, làm nhiệm vụ liên kết giữa người học và người làm nhiệm vụ bồi dưỡng, quản lý, điều hành toàn bộ các hoạt động

Tuy nhiên trên thực tế, về nhân lực quản lý hoạt động bồi dưỡng GV từ Sở GD-ĐT đến các trường còn thiếu và yếu. Mọi chủ trương, kế hoạch đều thực hiện theo tuyến dọc từ Bộ đến Sở và từ Sở đến các trường THPT; đôi khi từ Bộ GD-ĐT về các trường ĐHSP, phối hợp với Sở để đến trường, sau đó các trường cử GV đi bồi dưỡng. Sở GD-ĐT và các trường THPT chưa thành lập được Ban chỉ đạo công tác bồi dưỡng, nếu có chỉ là ban tổ chức lớp bồi dưỡng hoạt động theo chế độ hợp tan. Theo quan sát việc quản lý phối hợp hoạt động bồi dưỡng ở các trường cho thấy, tùy theo năng lực và tính cách của người quản lý ở các trường mà mức độ phối hợp giữa các trường với nhau, giữa ban giám hiệu với các Tổ chuyên môn và giữa ban giám hiệu với từng cá nhân GV có khác nhau. Nếu ban giám hiệu

nào quan tâm đến công tác quy hoạch đội ngũ GV một các dài hạn, quan tâm đến nhu cầu phát triển của GV thì nơi đó mức độ phối hợp giữa các đơn vị có liên quan cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.4. Nguyên nhân của thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên THPT ở TP Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường trung học phổ thông thành phố hồ chí minh (Trang 67 - 71)