Biện pháp 2: Điều tra khảo sát, quy hoạch và lập kế hoạch cho hoạt động bồi dưỡng giáo viên

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường trung học phổ thông thành phố hồ chí minh (Trang 80 - 82)

15 Phương pháp nghiên cứu khoa học

3.2.2. Biện pháp 2: Điều tra khảo sát, quy hoạch và lập kế hoạch cho hoạt động bồi dưỡng giáo viên

dưỡng giáo viên

Mục đích

- Làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thiết thực, khả thi, đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng của GV và nhà trường.

- Làm cho việc quản lý hoạt động bồi dưỡng GV được thực hiện có nội dung, có định hướng và theo một kế hoạch cụ thể.

Nội dung và cách tổ chức thực hiện

- Thực hiện điều tra, tìm hiểu nhu cầu cần bồi dưỡng của giáo viên

+Xây dựng hệ thống các câu hỏi khảo sát, tìm hiểu về những khó khăn của GV trong quá trình giảng dạy và các nhu cầu bồi dưỡng của GV vào cuối các năm học.

+ Vào đầu năm học, CBQL đặc biệt là Hiệu Trưởng thu hồi những thông tin về những vấn đề khó khăn của GV, căn cứ vào kết quả thanh tra chuyên môn trong năm qua, thông qua trò chuyện, trao đổi, thăm dò qua đồng nghiệp, qua phụ huynh HS mà GV dạy, nếu GV ở trường khác chuyển đến thì xem xét nghiên cứu hồ sơ, hỏi thăm CBQL ở trường cũ, xem xét kết quả học tập (nếu GV mới ra trường) hoặc hiệu trưởng tranh thủ dự một số tiết để xác định năng lực sư phạm của GV. Việc làm này giúp người hiệu trưởng thu thập thông tin một cách chính xác để phân loại và đánh giá chất lượng GV từ đó quy hoạch đối tượng cần bồi dưỡng.

+ Thông qua phiếu điều tra hoặc trao đổi trực tiếp với GV và các tổ chuyên môn về nhu cầu và nguyện vọng bồi dưỡng, về nội dung và các hình thức bồi dưỡng phù hợp từ đó ban giám hiệu xây dựng kế hoạch bồi dưỡng trong cả năm học.

- Phổ biến các quy định về tiêu chuẩn ngạch giáo viên THPT, kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ cốt cán cho nhà trường

+ Ban Giám hiệu các trường cần phổ biến và triển khai các tiêu chuẩn GV THPT nhằm giúp GV nhìn nhận lại năng lực của mình để có hướng phấn đấu hoàn thiện.

+ Có kế hoạch định kỳ tổ chức đánh giá CB, GV theo những tiêu chí then chốt thông qua cơ chế "tập trung dân chủ". Việc xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ cần được tiến hành công khai và khách quan, lựa chọn những người có đủ uy tín để bồi dưỡng thêm năng lực lãnh đạo.

- Sử dụng đội ngũ giáo viên một cách khoa học

+ Trong việc sắp xếp tổ chức cần quan tâm bố trí GV phù hợp với lĩnh vực được đào tạo, được bồi dưỡng và họ phải được trao một quyền lực nhất định. Quyền lực này bảo đảm cho người GV thực hiện nhiệm vụ của mình theo đúng kiến thức chuyên môn, đạt hiệu quả cao nhất mà không bị can thiệp, chi phối bởi bất kỳ tình huống nào.

- Có kế hoạch tổng thể, kế hoạch chi tiết cho hoạt động bồi dưỡng từ đầu mỗi năm học

+ Kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GV phải được đưa vào kế hoạch của nhà trường và thông qua cuộc họp hội đồng sư phạm đầu năm và đưa vào nghị quyết hội nghị cán bộ, viên chức. Phân công người có trình độ chuyên môn vững vàng kèm cặp những GV có năng lực giảng dạy hạn chế. Đặc biệt cần quan tâm, nâng cao trình độ trên chuẩn đào tạo cho những GV còn trẻ, có năng lực chuyên môn, bằng hình thức cử đi học sau đại học, trên chuẩn.

+ Kế hoạch bồi dưỡng phải thể hiện được : những nội dung cần bồi dưỡng, đối tượng bồi dưỡng tương ứng với từng nội dung, kết quả cần đạt được sau khi bồi dưỡng, thời gian tiến hành, người chỉ đạo bồi dưỡng và phương pháp kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng của Hiệu trưởng.

+ Hướng dẫn tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng của tổ sao cho đảm bảo đạt hiệu quả cao trong giảng dạy, phát huy hết năng lực chuyên môn nghiệp vụ của GV.

- Thành lập ban chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng (có chế độ và quy chế làm việc cụ thể)

+ Mỗi trường cần thành lập ban chỉ đạo bồi dưỡng với Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng làm trưởng ban, Chủ tịch Công đoàn làm phó ban, các thành viên là các Tổ trưởng chuyên môn và đại diện GV dạy giỏi của trường.

+ Ban Chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng có nhiệm vụ quy hoạch đối tượng bồi dưỡng, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và đánh giá công nhận kết quả bồi dưỡng.

+ Ban chỉ đạo có nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị liên ngành để nắm bắt kịp thời những thông tin liên quan đến hoạt động bồi dưỡng GV.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường trung học phổ thông thành phố hồ chí minh (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)