Biện pháp 6: Xây dựng cơ chế phối hợp trong tổ chức bồi dưỡng giáo viên

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường trung học phổ thông thành phố hồ chí minh (Trang 88 - 90)

15 Phương pháp nghiên cứu khoa học

3.2.6.Biện pháp 6: Xây dựng cơ chế phối hợp trong tổ chức bồi dưỡng giáo viên

Mục đích

Tăng sự tương tác giữa các bộ phận, các ngành chức năng trong quản lý hoạt động bồi dưỡng, tạo nên sự hợp lực, thống nhất và hỗ trợ thêm cho từng bộ phận chủ động khi thực hiện nhiệm vụ nhằm đạt được mục tiêu quản lý.

Nội dung và cách tổ chức thực hiện:

- Các cơ quan QLGD có sự chỉ đạo, hướng dẫn và hỗ trợ kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng.

Tùy theo yêu cầu đặc điểm nội dung của đợt bồi dưỡng, các cơ quan QLGD cần có bộ máy chỉ đạo, tổ chức điều hành thống nhất từ trên xuống. Cụ thể là:

+ Bộ GD – ĐT ra các văn bản chỉ đạo về mục tiêu, chương trình bồi dưỡng GV, hướng dẫn thực hiện về nội dung, quy định các chế độ tài chính dành cho hoạt động bồi dưỡng.

+ Lãnh đạo Sở GD-ĐT xây dựng, đề ra các yêu cầu về nội dung bồi dưỡng đặc trưng cho địa phương, chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc cấp kinh phí, cơ sở vật chất cho hoạt động bồi dưỡng.

+ Trường ĐHSP chịu trách nhiệm về tính khoa học của các nội dung bồi dưỡng, chủ động nguồn giảng viên giỏi về hỗ trợ cho các trường.

+ Các cấp ủy Đảng, lãnh đạo chính quyền địa phương hỗ trợ thêm về tinh thần, vật chất, tạo môi trường cộng đồng sư phạm thuận lợi cho hoạt động bồi dưỡng GV trên địa bàn.

+ Lãnh đạo các trường tranh thủ nguồn kinh phí từ các hoạt động xã hội hóa giáo dục của nhà trường như xây dựng quỹ khuyến học được đóng góp từ quỹ hội phụ huynh, mạnh thường quân, nhà tài trợ; thành lập các trung tâm ngoại ngữ, tin học,…để hỗ trợ thêm cho nguồn kinh phí bồi dưỡng GV.

- Mở rộng sự hợp tác, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm tổ chức hoạt động bồi dưỡng giáo viên giữa các trường

+ Sở GD-ĐT và các trường phổ thông trong cụm tổ chức cho GV tham quan học tập các lớp dạy mẫu do các GV dạy giỏi và có kinh nghiệm đứng lớp để cho các GV khác tham khảo, bổ sung thêm kinh nghiệm cho mình. Đồng thời thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận về sáng kiến, kinh nghiệm giảng dạy, đổi mới phương pháp dạy và học hay làm đồ dùng dạy học giúp cho các GV có thể ứng dụng vào công việc giảng dạy một cách có hiệu quả.

- Chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên theo từng năm học

+ Cần cải tiến cách quản lý từ khâu chỉ đạo đến khâu thực hiện, xây dựng kế hoạch và nội dung sinh hoạt chuyên môn cho cả năm học. Thường xuyên kiểm tra đôn đốc để đảm bảo chất lượng và hiệu quả.

+ Bồi dưỡng năng lực tổ chức, điều hành cho đội ngũ tổ khối trưởng, những người chủ trì các buổi sinh hoạt chuyên môn vì thực tế cho thấy 1 buổi sinh hoạt chuyên môn thành công phụ thuộc rất nhiều vào khả năng và chuyên môn của người điều hành.

+ Cần sắp xếp và bố trí thời gian sinh hoạt chuyên môn hợp lý. Nội dung sinh hoạt cần thật cụ thể, sát thực, liên quan trực tiếp đến mỗi bài học, tiết học mà GV giảng dạy hàng ngày, tránh chung chung, ở tầm vĩ mô.

+ Các cấp chỉ đạo chuyên môn, Ban giám hiệu cần quản lý chặt chẽ nội dung các buổi sinh hoạt chuyên môn, có sự hướng dẫn và định hướng nội dung sinh hoạt chuyên môn theo tình hình thực tế của nhà trường hay từng khối lớp.

+ Thường xuyên đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt chuyên môn, GV được phân công báo cáo cần chuẩn bị nội dung chu đáo, chủ động giải quyết các ý kiến mà đồng nghiệp đưa ra một cách thấu đáo, thuyết phục.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường trung học phổ thông thành phố hồ chí minh (Trang 88 - 90)