2.1. Khái quát chung về sự phát triển kinh tế - xã hội – giáo dục Trung học phổ thông TP Hồ Chí Minh thông TP Hồ Chí Minh
2.1.1. Khái quát về sự phát triển kinh tế - xã hội TP Hồ Chí Minh
TP Hồ Chí Minh có tổng diện tích 2.095,01 2Tkm²2T gồm 19 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành với 322 phường, xã và thị trấn, dân số 7.162.864 người (theo tổng điều tra dân số ngày 1/4/2009). Dân cư hầu hết là dân tộc Kinh; một số ít dân tộc Hoa, Chăm, Khơme, Nùng, … trong đó, dân tộc Hoa đông nhất, có trên nửa triệu người, sống tập trung ở các quận 5, 6, 8, 10, 11, Tân Bình.
TP Hồ Chí Minh luôn giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả 2TViệt Nam2T. Là một trung tâm công nghiệp lớn, có năng lực sản xuất công nghiệp khá phát triển, nhất là công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; ngành nghề tiểu thủ công nghiệp rất phong phú, đội ngũ công nhân và thợ thủ công tay nghề khá; lực lượng khoa học kỹ thuật đông đảo, có tài năng, có cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển công nghiệp, xuất nhập khẩu và du lịch. Chiếm 0,6% diện tích và 8,34% dân số của Việt Nam nhưng chiếm tới 20,2% tổng sản phẩm, 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp và 34,9% dự án nước ngoài. Các lĩnh vực 2Tgiáo dục2T, 2Ttruyền thông2T, 2Tthể thao2T,
2T
giải trí2T, TP HCM đều giữ vai trò quan trọng bậc nhất. Nghị quyết 20/NQ/TW của Bộ Chính Trị ngày 18/11/2002 tiếp tục khẳng định lại vị trí và nhấn mạnh TP.HCM phải tiếp tục nỗ lực phấn đấu, chủ động nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, phát huy tính năng động, sáng tạo để đi đầu cả nước về kinh tế, nhất là phát triển các ngành công nghiệp du lịch có hàm lượng khoa học công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái, bảo vệ môi trường,…, đi đầu trong việc nâng cao chất lượng hiệu quả phát triển kinh tế, trong cạnh tranh và hội nhập kinh tế với thế giới.
Tuy vậy, nền kinh tế của TP.HCM vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, điều kiện kinh tế dân cư tương đối thuận lợi nhưng không đồng đều, vẫn còn một bộ phận khó khăn, thiếu thốn. Toàn thành phố chỉ có 10% cơ sở công nghiệp có trình độ công nghệ hiện đại. Cơ sở hạ tầng của thành phố lạc hậu, quá tải, chỉ số giá tiêu dùng cao, tệ nạn xã hội, thủ tục
hành chính phức tạp... cũng gây khó khăn cho nền kinh tế. Ngành công nghiệp thành phố hiện đang hướng tới các lĩnh vực cao, đem lại hiệu quả kinh tế hơn.
2.1.2. Sự phát triển giáo dục THPT TP.HCM
Hệ thống trường lớp ở TP.HCM đáp ứng nhu cầu học tập của người dân và từng bước được cải thiện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Sau thời kì đổi mới, trong giai đoạn từ năm 1990 đến nay, thành phố ngày càng khẳng định vai trò trung tâm giáo dục – đào tạo chất lượng cao của mình. Về công tác giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực đã phát triển theo chiều hướng ngày càng gia tăng, số lượng đào tạo thường năm sau cao hơn năm trước, loại hình đào tạo cũng đa dạng, cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư.