Vai trò của nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã hội ở miền nú

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa (Trang 29 - 30)

Xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí

Minh về vai trò của con người và nhân tố con người trong sự nghiệp phát

triển, Đảng và Nhà nước ta luôn đặt con người vào vị trí trung tâm, lấy mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là vì con người, do con người.

Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã ra Nghị quyết về tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phát huy nội lực, nâng

cao hiệu quả hợp tác quốc tế, cần kiệm để công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Nguồn nội lực mà Nghị quyết Trung ương nêu trên bao gồm: nguồn lực con người, đất đai, tài nguyên, trí tuệ, truyền thống lịch sử văn hóa. Trong đó, năng lực của con người Việt Nam với trí tuệ và truyền thống văn hóa dân tộc

là trung tâm của nội lực, là nguồn lực chính quyết định sự nghiệp phát triển

kinh tế - xã hội của đất nước.

Thực tiễn các nước phát triển cho thấy, các nguồn lực thúc đảy quá

trình phát triển kinh tế - xã hội (nguồn lực con người, vốn, tài nguyên thiên

nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật, khoa học công nghệ ...) giữa chúng có mối

quan hệ nhân quả với nhau trong quá trình phát triển, trong đó nguồn nhân lực được coi là năng lực nội sinh quan trọng chi phối quá trình phát triển của mỗi

quốc gia. Nguồn nhân lực, với yếu tố hàng đầu là trí tuệ, chất xám, có ưu thế

là không bị cạn kiệt và nếu biết bồi dưỡng, khai thác, sử dụng hợp lý sẽ được tăng thêm rất nhiều, còn các nguồn lực khác dù nhiều đến đâu cũng chỉ là yếu

tố có hạn và chỉ phát huy được tác dụng khi kết hợp được với nguồn lực con người một cách có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa (Trang 29 - 30)