Kinh nghiệm của Hàn Quốc, nước đặc biệt coi trọng công tác đào tạo nghề để phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa (Trang 38 - 41)

đào tạo nghề để phát triển nguồn nhân lực

Việc Hàn Quốc phát triển kinh tế được nhận định như một cuộc cách

nguyên, thậm chí tài nguyên để phát triển nông nghiệp cũng không được

nhiều (chỉ có khoảng 20% diện tích đất có thể trồng trọt được. Chính vì thế,

chính phủ Hàn Quốc luôn chú trọng đầu tư cho phát triển chiều sâu, tức là đầu tư cho phát triển khoa học kỹ thuật. Và trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, thì vốn con người cũng lại được xem là quan trọng nhất. Trong những năm khó khăn, chính phủ Hàn Quốc đã áp dụng mức lương của các nhà khoa học cao hơn cả mức lương của tổng thống, sự quan tâm sâu sắc đến khoa học và công nghệ đó đã góp phần to lớn vào việc đưa Hàn Quốc vượt ra khỏi một nước

nông nghiệp lạc hậu, chuyển mình thành nơi thu hút và ứng dụng những công

nghệ khoa học tiên tiến nhất.

Một trong những hành động đầu tiên của chính phủ là thiết lập lại Bộ

Giáo dục và đổi tên là Bộ giáo dục và phát triển nguồn nhân lực. Để thực hiện

tốt chiến lược phát triển nguồn vốn con người, đặc biệt là khôi phục lại hệ

thống đào tạo nghề, đồng thời Bộ Giáo dục Hàn Quốc đã trình chính phủ các

giải pháp cơ bản như: Tổ chức lại việc giáo dục hướng nghiệp trong trường

trung học; giới thiệu các trường trung học toàn diện; Thành lập các trường

trung học chuyên nghiệp; tăng cường chương trình học về kiến thức nghề

nghiệp cơ bản và năng lực tổng hợp; tăng cường mối liên hệ giữa các trường

trung học dạy nghề, cao đẳng và đại học dạy nghề cũng như giữa các trường

này với nền công nghiệp nhằm nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp và mở rộng cơ hội học cao hơn; tăng cường công tác đào tạo giáo viên dạy nghề;

khuyến khích việc thuê các chuyên gia hoạt động như các giáo viên thực hành; cải thiện môi trường giáo dục tại các trường đào tạo nghề; cho phép các viện

dạy nghề linh hoạt trọng việc thiết lập các chương trình học, cải tổ hệ thống

hoạt động của riêng họ hay linh hoạt, chủ động trong tuyển giáo viên dạy nghề. Thêm vào đó, khi đưa ra những kế hoạch phát triển đất nước, một trong

nghề nghiệp, tăng số lượng các trường kỹ thuật và khuyến khích các công ty

lớn xây dựng các trung tâm đào tạo. Để đẩy mạnh hoạt động đào tạo nghề,

chính phủ Hàn Quốc đã tiến hành xã hội hóa hoạt động này, huy động sức

mạnh của toàn dân cùng với chính phủ nhằm thực hiện tốt chiến lược phát

triển nguồn nhân lực. Hệ thống đào tạo nghề của Hàn Quốc bao gồm đào tạo công và đào tạo tư nhân. Đào tạo công chủ yếu do cơ quan nhân lực Hàn Quốc KOMA thực hiện, KOMA tập trung đào tạo nghề cơ bản, các nghề

thuộc công nghệ mới và nguồn nhân lực có trình độ tiên tiến. Đào tạo tư nhân

bao gồm việc đào tạo trong các công ty, nhà máy do chính các công ty thực

hiện và việc đào tạo hợp pháp của các cơ quan không lợi nhuận.

Bằng những thay đổi hợp lý và chú trọng thỏa đáng cho chiến lược phát

triển nguồn nhân lực, Hàn Quốc đã từng bước khôi phục và phát triển kinh tế.

Chỉ số phát triển con người HDI đã tăng dần từ 0,68 năm 1975 đến 0,77 năm 1985; 0,85 năm 1995 và lên 0,87 năm 1999. Hiện nay Hàn Quốc là nước được đánh giá là nước có chỉ số HDI thuộc loại cao và xếp thứ 27 trên thế giới. Báo cáo năm 2000 của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cũng nhấn

mạnh sự hồi phục và phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Hàn Quốc, và cho rằng thành công đó có thể được quy cho sự đầu tư thích đáng của chính

phủ Hàn Quốc vào việc phát triển vốn con người.

Qua đó, chúng ta có thể rút ra bài học sâu sắc về vai trò quyết định của

nhân tố con người đối với tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc

gia, một lần nữa khẳng định con người vừa là mục tiêu cao cả nhất vừa là

động lực mạnh mẽ nhất của sự phát triển. Chúng ta thấy được vai trò, tầm

quan trọng của đào tạo nghề đối với sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực và qua

đó có khẳng định tầm quan trọng của đào tạo nghề cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa (Trang 38 - 41)