Đào tạo nghề phải gắn liền với tạo việc làm, sử dụng có hiệu quả nguồn lao động và chuyển dịch lại cơ cấu nguồn lao động

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa (Trang 85 - 87)

- Về phân bố dân cư: Sự phân bố dân cư của Thanh Hóa rất không đồng đều giữa các vùng, các khu v ực Hầu hết dân cư sinh sống ở địa b àn

5- Bồi dưỡng tay nghề 165 180 180

3.1.2. Đào tạo nghề phải gắn liền với tạo việc làm, sử dụng có hiệu quả nguồn lao động và chuyển dịch lại cơ cấu nguồn lao động

quả nguồn lao động và chuyển dịch lại cơ cấu nguồn lao động

Quá trình tạo việc làm và điều chỉnh cơ cấu trạng thái việc làm phải đảm bảo thỏa mãn được cả hai mục tiêu kinh tế và giải quyết được các vấn đề

xã hội, giải quyết những vấn đề trước mắt và chuẩn bị các điều kiện cho các bước phát triển về sau. Việc tăng số lượng người được đào tạo trong độ tuổi lao động sẽ là một giải pháp vừa giảm áp lực việc làm trong những năm trước

mắt, vừa có tác dụng nâng cao chất lượng nguồn lao động, đáp ứng yêu cầu

về chất lượng nguồn nhân lực trong những năm tiếp theo.

Đào tạo và tự đào tạo nghề để có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm là trách nhiệm của mọi người dân, người lao động phải chủ động tự tạo và tìm kiếm việc làm trong khuôn khổ luật pháp quy định. Nhà nước, các doanh

lao động, đồng thời tạo ra những chỗ làm việc mới, và phải tích cực hỗ trợ

hoặc trực tiếp giải quyết việc làm cho những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, những đối tượng mà xã hội phải đặc biệt quan tâm để đảm bảo cho mọi người đều được hưởng sự công bằng, lợi ích của sự phát triển.

Phải chủ động và tích cực nâng cao tính năng động, khả năng thích

nghi của nguồn nhân lực với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đào tạo nghề để từng bước

chuyển dần một bộ phận lao động nông nghiệp sang các ngành, nghề công

nghiệp và dịch vụ, mở rộng các ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp truyền thống, sản xuất vật liệu xây dựng, sửa chữa cơ khí nhỏ, dịch vụ một số khâu

canh tác, dịch vụ sản phẩm đầu vào và đầu ra cho sản xuất kinh doanh của các

hộ gia đình cho lao động ở nông thôn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa khi mà hệ

thống dịch vụ sản xuất của các doanh nghiệp lớn chưa vươn tới được. Tiếp

tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, khuyến

khích phát triển kinh tế hộ gia đình, hợp tác xã, làng nghề; quy hoạch phát

triển một số cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có quy mô thích hợp để

thu hút các doanh nghiệp đầu tư theo hướng khai thác thế mạnh tại chỗ, từng bước hình thành các vùng nguyên liệu tập trung để giải quyết việc làm cho nhiều lao động và tập dần cho lao động miền núi có tác phong công nghiệp.

Trong quá trình chuyển dịch theo hướng từ lao động thủ công không qua đào tạo sang lao động đã được đào tạo có tay nghề, có trình độ kỹ thuật

… cần kết hợp nhiều loại trình độ, nhiều loại quy mô, trong đó ưu tiên những

công nghệ tiên tiến phù hợp nhất là các nghề về chế biến nông, lâm sản sẽ tạo

ra một vùng nguyên liệu rộng lớn nhằm thu hút được một lực lượng lao động đáng kể ở nông thôn. Khuyến khích các doanh nghiệp, các nhà đầu tư và nhân

núi. Việc phân công lại lao động khu vực nông thôn miền núi cần hướng vào việc phân công lại lao động tại chỗ là chủ yếu. Ngoài một số loại cây trồng,

vật nuôi truyền thống theo yêu cầu của cuộc sống và thị trường, đòi hỏi phải

có những sản phẩm mới có giá trị cao không chỉ cho tiêu dùng trong nước mà còn cho nhu cầu xuất khẩu. Do đó, một mặt cần sử dụng và phát huy những

kinh nghiệm truyền thống về trồng trọt, chăn nuôi …mặt khác, cần phải nâng

cao trình độ cho người lao động thông qua đào tạo các bậc học và đào tạo

nghề, chuyển giao công nghệ cho người nông dân miền núi. Đảm bảo cho họ có đủ khả năng và trình độ để từng bước chuyển dịch được cơ cấu, phát triển

sản xuất hàng hóa và chú trọng khuyến khích thành lập các doanh nghiệp nhỏ ở nông thôn.

Kết hợp chuyển dịch phân công lại lao động tại chỗ với việc di dân hợp

lý và có hiệu quả giữa các huyện trong khu vực miền núi bằng nhiều hình thức và quy mô thích hợp. Thực hiện tốt quan điểm này không chỉ giải quyết được những bất cập trước mắt về đất đai, việc làm cho một bộ phận lao động

nông thôn, mà còn tạo ra sự đổi mới về cơ cấu lao động trong ngay bản thân đội ngũ lao động này, mà trước đây họ chỉ biết dựa vào nông, lâm nghiệp

hoặc khai thác các tiềm năng sẵn có của rừng, tài nguyên rừng.

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)