- Về phân bố dân cư: Sự phân bố dân cư của Thanh Hóa rất không đồng đều giữa các vùng, các khu v ực Hầu hết dân cư sinh sống ở địa b àn
2.2.1.1. Sự phát triển dân số qua các năm
- Tốc độ gia tăng dân số:
Thanh Hóa nói chung và khu vực miền núi nói riêng có quy mô dân số
lớn và ngày càng tăng đang là một trong những cản trở lớn đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội, trong đó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của
nguồn nhân lực. Tính đến thời điểm 31/12/2006 toàn tỉnh có 3.727.206 người, trong đó khu vực miền núi là 907.586 người bằng 24,35% dân số toàn tỉnh.
Trong giai đoạn 2003 - 2007 cùng với những chuyển biến sâu sắc về
kinh tế - xã hội, công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình ở miền núi Thanh Hóa đã vượt qua nhiều khó khăn trở ngại về tâm lý xã hội, về tập tục lạc hậu
tồn tại qua nhiều thế hệ, những khó khăn mang tính đặc thù của từng dân tộc, địa phương để đạt được quy mô dân số giảm nhanh. Tốc độ tăng dân số tự
13.684 người (bằng dân số của huyện lớn Ngọc Lặc). Số trẻ sinh ra sống hàng
năm khoảng từ 3.200 đến 3.600 cháu, qua đó cho thấy miền núi Thanh Hóa có
dân số đông và có tốc độ phát triển nhanh.
Bảng 2.2: Dân số và tỷ lệ phát triển dân số thời kỳ 2003-2007
Chỉ tiêu 2003 2005 2007
Dân số trung bình (người) 889.741 896.187 903.425 Tỷ suất sinh (‰) 24,91 23,78 21,33 Tỷ suất chết (‰) 10,89 9,93 8,73 Tỷ suất tăng tự nhiên (‰) 14,02 13,85 12,60 Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên (%) 67,72 57,21 50,03 Số con trung bình 3,85 3,31 3,10
Nguồn: - ủy ban Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Thanh Hóa
- Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa
Từ số liệu ở bảng 2.2, chúng ta thấy:
- Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên, từ 67,72% năm 2003 giảm xuống còn
57,21% năm 2005 và 50,03% năm 2007. Bình quân mỗi năm giảm được
3,54%. Thời gian sau 2005 số phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên giảm chậm do
chính sách dân số và việc chuyển đổi cơ chế quản lý nên có sự buông lỏng công tác này, đặc biệt là miền núi Thanh Hóa nhận thức cùng với các tập tục
còn nặng nề về giới tính của bà con dân tộc thiểu số.
- Đối chiếu với kế hoạch giảm sinh trong chiến lược dân số đến năm
2010 của UBND tỉnh Thanh Hóa thì tỷ suất sinh khu vực miền núi đến năm 2010 là 21,35‰, nhưng đến 2007đã đạt 21,33‰; kết quả coi như đã về trước 3 năm, và với mức sinh như hiện nay, miền núi Thanh Hóa sẽ đạt mức sinh
thay thế (2,1 con) vào những năm 2010.
- Cơ cấu dân số
+ Cơ cấu dân số theo giới tính:
Năm
Tổng dân số miền núi
(người)
Chia theo giới tính
Nam Nữ Số người % Số người % 2003 889.741 433.303 48,7 456.438 51,3 2004 892.932 435.750 48,8 457.182 51,2 2005 896.187 437.339 48,8 458.848 51,2 2006 899.964 440.082 48,9 459.882 51,1 2007 903.425 441.774 48,9 461.651 51,1
Nguồn: Cục Thống kê Thanh Hóa.
Nghiên cứu số liệu ở bảng 2.3 chúng ta thấy được cơ cấu giới tính dân
số các huyện miền núi Thanh Hóa 2003 - 2007. Miền núi Thanh Hóa có tỷ lệ
nữ cao hơn nam từ 2,2 - 3%, điều này cho thấy ở miền núi tỷ suất chết của nam cao hơn nữ và tuổi thọ của nữ lại cao hơn nam. Đây là nét đặc thù riêng có ở các huyện miền núi nói chung và của Thanh Hóa nói riêng. Ngoài ra phải nói đến một nguyên nhân sâu xa nữa là do hậu quả của cuộc kháng chiến
chống đế quốc xâm lược, đặc biệt là cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ và chiến tranh biên giới đã làm cho số nam chết nhiều hơn nữ.
+ Cơ cấu dân số theo tuổi: Sự thay đổi cơ cấu dân số theo tuổi cũng làm
thay đổi về nguồn lao động. Theo báo cáo của ủy ban Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Thanh Hóa thì dân số Thanh Hóa nói chung và của miền núi nói
riêng thuộc dạng “dân số trẻ”. Số trẻ em dưới 14 tuổi năm 2003 là 362.658, chiếm 40,76% dân số miền núi; con số này tại thời điểm năm 2007 đã giảm
còn 35,45%. Ngược lại với tỷ lệ này là số lượng người trong độ tuổi lại tăng lên nhanh. Năm 2003, số người trong độ tuổi lao động miền núi là 419.957 chiếm 47,2% so với lao động miền núi. Đến năm 2007 đã tăng lên 495.076
chiếm tỷ lệ 54,8% so với lao động miền núi.
Mức sinh của miền núi Thanh Hóa khá cao của những năm trước, do đó
nguồn lực lao động được bổ sung sẽ ngày càng tăng vào thời kỳ 2010-2015.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho sức ép về lao động
+ Mức độ đô thị hóa: Chỉ số sử dụng để xác định mức độ đô thị hóa là số phần trăm (%) dân số sống ở khu vực thành thị so với tổng số dân số. Các
chỉ số này được trình bày qua số liệu ở bảng số 6 của miền núi Thanh Hóa và toàn tỉnh qua các năm 2003, 2005 và 2007.
Bảng 2.4: Dân số đô thị của miền núi và toàn tỉnh Thanh Hóa
Năm
Tỉnh Thanh Hóa Khu vực miền núi
Số lượng (người) % so dân số toàn tỉnh Số lượng (người) % so dân số toàn tỉnh 2003 222.289 6,14 40.321 1,11 2005 270.138 7,35 46.380 1,24 2007 343.275 9,21 47.708 1,28
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa.
Dân số ở các thị trấn miền núi năm 2005 bằng 1,2 lần so với năm 2003
và nếu so toàn tỉnh bằng 4,79 lần; bình quân hàng năm thời kỳ 2003-2005 dân số các thị trấn miền núi tăng 3,66%. Việc tăng nhanh dân số đô thị miền núi
do việc chia tách thành lập mới 4 huyện và như vậy hình thành 4 thị trấn mới
kéo theo dân số thành thị tăng theo và làm cho quy mô dân số đô thị tăng thêm 7.387 người. Với tốc độ tăng nhanh dân số các thị trấn cho thấy tốc độ đô thị hóa ở các huyện miền núi cũng tăng theo. Đây là yêu cầu tất yếu khách
quan của quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn đối với mọi địa phương. Mặc dù vậy, số lượng dân số sinh sống và làm kinh tế ở các thị trấn
miền núi vẫn còn ít, năm 2003 chỉ có 4,53% và đến năm 2007 có 5,28% (so
với dân số miền núi) số dân miền núi sống ở các thị trấn. Tuy nhiên cũng phải
thấy rõ tính hai mặt của quá trình này. Mặt tích cực là tạo được môi trường và
điều kiện thuận lợi để nhanh chóng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bảo đảm được việc cung cấp lực lượng lao động có tay nghề, chuyên môn cao,
đồng thời cho phép người lao động tiếp cận với các loại hình dịch vụ có hàm
kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, hậu quả của việc đô thị hóa quá nhanh có thể để
lại nhiều tiêu cực nghiêm trọng nếu không có sự quy hoạch đồng bộ, lâu dài và sự kiểm soát nghiêm minh, kiên quyết của Nhà nước.