- Về phân bố dân cư: Sự phân bố dân cư của Thanh Hóa rất không đồng đều giữa các vùng, các khu v ực Hầu hết dân cư sinh sống ở địa b àn
5- Bồi dưỡng tay nghề 165 180 180
3.1.4. Đào tạo nghề để phát triển nguồn nhân lực phải gắn với thị trường sức lao động
trường sức lao động
Trong xu thế giao lưu và hội nhập quốc tế diễn ra trên mọi mặt của đời
sống xã hội, trong đó có đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Do đó chúng ta
phải mở rộng quan hệ để học tập kinh nghiệm quốc tế về lĩnh vực đào tạo
nghề cho người lao động phục vụ sản xuất, từng bước tạo cơ hội cho họ làm chủ thiết bị, làm chủ công nghệ; đổi mới chương trình, nội dung đào tạo theo hướng áp dụng có chọn lọc kinh nghiệm của các nước tiên tiến, nhằm tạo ra
Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng định: Hình thành đồng bộ
và tiếp tục phát triển, hoàn thiện các loại thị trường đi đôi với khuôn khổ pháp
lý và thể chế, để thị trường hoạt động năng động có hiệu quả, có trật tự, kỷ cương trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, công khai, minh bạch, hạn chế
và kiểm soát độc quyền kinh doanh, hình thành đồng bộ các loại thị trường nhất là thị trường vốn, bất động sản, lao động, khoa học và công nghệ.
Như vậy, sự phát triển của thị trường sức lao động không thể vượt qua nhưng cũng không thể lạc hậu hơn so với các thị trường khác. Với tư cách là
một thị trường yếu tố sản xuất (thị trường đầu vào), việc phát triển thị trường
sức lao động không những phải đảm bảo tính đồng bộ với phát triển các thị trường hàng tiêu dùng và dịch vụ (thị trường đầu ra), mà còn phải gắn bó chặt
chẽ với phát triển các thị trường yếu tố sản xuất khác. Tức là phải chú trọng tính đồng bộ, cân đối ngay trong sự phát triển của nội bộ thị trường các yếu tố
sản xuất của xã hội. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, việc phát triển thị trường sức lao động cũng không thể tách rời xu thế đó. Do đó, việc giải quyết
mối quan hệ cung - cầu lao động không chỉ nhằm thúc đẩy trực tiếp quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế quốc dân mà còn phải tính đến việc xuất khẩu lao động ra nước ngoài. Phải coi xuất khẩu lao động là một hướng quan trọng đối với việc phát triển thị trường sức lao động. Đây là hướng rất quan trọng để gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm. Xuất khẩu lao động góp phần
giải quyết thu nhập cho người lao động và tạo vốn tích lũy cho nền kinh tế. Đồng thời thông qua hoạt động xuất khẩu lao động sẽ nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, chuẩn bị lượng cung lao động cho đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tranh thủ các dự án quốc tế về đào tạo, mở nhiều hình thức liên kết
các cơ sở sản xuất của nước ngoài và có chính sách khuyến khích để sử dụng người học từ nước ngoài trở về phục vụ Tổ quốc. Chú trọng phát triển thị trường sức lao động chất lượng cao. Coi trọng đội ngũ giáo viên dạy nghề,
nâng cao chất lượng đội ngũ này đảm bảo có tỷ lệ thỏa đáng trình độ thạc sỹ,
tiến sỹ chuyên ngành, thợ lành nghề giỏi để truyền nghề. Các cơ sở dạy nghề
phải chủ động tìm kiếm thông tin thị trường sức lao động để nắm chắc nhu
cầu thị trường, đào tạo nghề mà thị trường cần. Gắn chặt quan hệ nhà nước -
nhà trường - nhà doanh nghiệp trong công tác phát triển nguồn nhân lực. Việc
gắn đào tạo với sử dụng, nhà trường với doanh nghiệp theo hướng tích cực và mở rộng thị trường sức lao động trong và ngoài nước để giúp người dân tự tin hơn khi lựa chọn giải pháp học nghề. Đảm bảo để họ tin tưởng rằng, sau khi được đào tạo, họ hoàn toàn có nhiều cơ hội lựa chọn việc làm phù hợp, thu
nhập ổn định và có thể tiếp tục học lên ở trình độ cao hơn.
Nâng cao tính hiệu quả của hệ thống các tổ chức môi giới và dịch vụ
việc làm sẽ góp phần phát triển thị trường sức lao động, nhất là trong điều
kiện hiện nay, thị trường sức lao động nước ta đang phát triển ở mức độ sơ
khai. Tạo lập hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu liên thông về mạng lưới
cung ứng việc làm cũngnhư môi giới lao động, đặc biệt là công khai hóa các
thông tin đối với việc cung ứng lao động ra nước ngoài nhằm tránh những tổn
thất không đáng có cho người lao động