Về tài nguyên du lịch

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa (Trang 47 - 48)

Miền núi Thanh Hóa có tiềm năng du lịch rất phong phú, gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn, là điều kiện thuận lợi để phát

triển nhiều loại hình du lịch hấp dẫn như du lịch núi, du lịch văn hóa - lịch sử,

du lịch sinh thái.

Ngoài các bãi tắm đẹp và nổi tiếng ở vùng biển, ở Thanh Hóa còn có nhiều điểm du lịch ở miền núi như: Vườn quốc gia Bến En (Như xuân), các

khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Pù Hu (Bá Thước), thắng cảnh Cửa Hà, suối cá thần Cẩm Lương (Cẩm Thủy) … Đây là những tài nguyên rất có ý

nghĩa đối với du lịch, nhất là du lịch sinh thái. Ngoài ra, hệ thống sông, hồ

cùng với cảnh quan tự nhiên đa dạng, các nguồn nước khoáng nóng … là lợi

thế lớn để miền núi Thanh Hóa phát triển các hoạt động du lịch sinh thái, du

lịch nghỉ ngơi, giải trí và chữa bệnh.

Đặc biệt, miền núi Thanh Hóa có một nền văn hóa đa dân tộc (có trên 7 dân tộc anh em chung sống) có ý nghĩa rất lớn đối với du lịch. Mỗi dân tộc có nét văn hóa đặc trưng riêng gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể. Những

thiết chế văn hóa xã hội truyền thống của từng dân tộc như: thiết chế Bản mường của người Thái dựa trên lãnh thổ công, thiết chế Lang đạo của người Mường, thiết chế dòng họ của người H’Mông …; những phong tục tập quán

sản xuất, sinh hoạt và trong tín ngưỡng, hội hè …cùng với những món ăn đặc

sản mang đậm nét của mỗi dân tộc là những tài nguyên du lịch nhân văn rất

hấp dẫn đối với du khách. Thêm vào đó, tinh thần mến khách và lòng nhiệt

tình của con người miền núi cũng là nền tảng vững chắc cho du lịch phát

triển.

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)