Thực trạng nguồn nhân lực các huyện miền núi Thanh Hóa cho phát

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa (Trang 56 - 57)

- Về phân bố dân cư: Sự phân bố dân cư của Thanh Hóa rất không đồng đều giữa các vùng, các khu v ực Hầu hết dân cư sinh sống ở địa b àn

2.2.Thực trạng nguồn nhân lực các huyện miền núi Thanh Hóa cho phát

triển kinh tế - xã hội trong những năm qua

Bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông

nghiệp, nông thôn trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế chúng ta phải giữ

vững nguyên tắc là đảm bảo an ninh lương thực, ổn định xã hội. Do đó, không

thể giảm tỷ trọng GDP từ nông nghiệp bằng cách giảm thấp sự phát triển của

khu vực này. Trái lại, trên cơ sở phát triển mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hóa, áp dụng khoa học công nghệ - kỹ thuật tiên tiến, đổi mới cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng vật nuôi, tập quán và kỹ thuật sản xuất, tăng nhanh năng suất lao động xã hội để có thể chuyển ngày càng nhiều lực lượng lao động nông

thôn vào làm việc trong các ngành công nghiệp và dịch vụ.

Để thực hiện yêu cầu này, vấn đề nâng cao chất lượng nguồn lao động nông thôn đóng vai trò hết sức quan trọng. Bởi vì, không có lao động chuyên môn kỹ thuật, lao động đã qua đào tạo thì không thể ứng dụng hiệu quả thành tựu khoa học công nghệ và kỹ thuật mới; không thể thay đổi được tập quán và kỹ thuật sản xuất lạc hậu, không thể nâng cao năng suất lao động xã hội, do đó không thể giảm một cách đáng kể lực lượng lao động nông thôn ra khỏi

khu vực nông nghiệp. Mặt khác, nếu chất lượng nguồn lao động thấp, đặc biệt

là lực lượng lao động trẻ mặc dù khu vực nông nghiệp không có khả năng tạo

thêm chỗ làm việc mới thì cũng không dễ dàng để chuyển đội ngũ này sang làm việc trong các ngành nghề phi nông nghiệp tại địa phương cũng như ở nơi

khác. Sự mất cân đối giữa cung và cầu về chất lượng lao động ở nông thôn là trở ngại trực tiếp cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất

nông nghiệp và cơ cấu lao động của vùng.

Do đó, việc phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có ý

nghĩa quyết định cho phát triển kinh tế - xã hội của một huyện và cả vùng

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa (Trang 56 - 57)