- Về phân bố dân cư: Sự phân bố dân cư của Thanh Hóa rất không đồng đều giữa các vùng, các khu v ực Hầu hết dân cư sinh sống ở địa b àn
5- Bồi dưỡng tay nghề 165 180 180
3.2.6. Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm
Phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, khôi phục và phát triển các nghề truyền thống, du nhập và phát triển các nghề mới, đẩy
mạnh phong trào thanh niên lập nghiệp và xuất khẩu lao động. Khuyến khích
và tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế mở mang ngành nghề, các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ và vừa, nhất là những có sở có khả năng sử
dụng nhiều lao động. Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại tay nghề để tăng khả năng tự tạo việc làm, chuyển đổi việc làm, chuyển đổi cơ cấu lao động nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở các thị trấn, thị tứ và tăng tỷ lệ sử dụng
thời gian lao động ở nông thôn miền núi.
Giải quyết việc làm là một trong những chính sách xã hội cơ bản của
một quốc gia, là yếu tố quyết định để phát huy trí tuệ và tay nghề nguồn lực con người, ổn định và phát triển kinh tế, lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện
vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân. Do đó phải đẩy nhanh
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, đi đôi với tạo việc làm tại chỗ là chính, đồng thời mở rộng thị trường lao động trong tỉnh, ngoài tỉnh và
ngoài nước. Phát triển kinh tế - xã hội, tạo mở việc làm là hướng cơ bản,
quyết định nhất, do đó trước mắt phải tập trung phát triển các ngành, các lĩnh
vực có vốn đầu tư ít nhưng sử dụng nhiều lao động, nhất là các doanh nghiệp
việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đây là giải pháp có tính tiên quyết để giải
quyết vấn đề việc làm ở nông thôn. Do đó, cần có chính sách khuyến khích
phát triển nông nghiệp hàng hóa, thực hiện phát triển mạnh thủ công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp và kinh tế hộ gia đình. Chú ý đầu tư phát triển một số
ngành, nghề như sản xuất giấy, bột giấy, chế biến hoa quả, chế biến cao su,
chế biến các sản phẩm cây lâm nghiệp (từ cây tre, luồng, nứa …) để giải
quyết việc làm cho một bộ phận lớn lao động nông thôn ở các vùng nguyên liệu tập trung cho các ngành chế biến trên.
Khai thác mạnh mẽ khu vực kinh tế dân doanh. Thực tế cho thấy những năm gần đây, khu vực kinh tế dân doanh đã sử dụng trên 50% lượng cung lao động hàng năm. Vì vậy, chính sách nhất quán là thúc đẩy sự phát triển của
kinh tế dân doanh, tạo mọi điều kiện để kinh tế dân doanh phát triển và tạo ra
những chỗ làm việc mới cho người lao động.
Đẩy mạnh phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ, tìm kiếm thị trườmg
cho hàng hóa sản xuất ở các huyện miền núi. Phát triển các hợp tác xã, các doanh nghiệp tư nhân, chợ nông thôn để cung ứng hàng hóa và bao tiêu sản
phẩm do người lao động là ra. Tạo điều kiện để hình thành thị trường sức lao động vận hành và phát triển nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa cung và cầu về
số lượng và chất lượng lao động. Giải pháp này tác động đến “cung” và “cầu”
về nguồn nhân lực, thông qua cơ chế thị trường giúp cho việc điều chỉnh các
mặt mất cân đối, tăng cường tính chủ động của người lao động. Do đó phải tăng cường công tác thông tin về thị trường sức lao động, phát triển mạnh
mạng lưới trung tâm dịch vụ việc làm, đẩy mạnh tư vấn tìm việc làm, tư vấn
về lao động, tư vấn lập dự án tạo việc làm. Xây dựng mạng lưới thông tin thị trường sức lao động từ cấp xã nhằm tuyên truyền, phổ biến rộng rãi chủ trương, chính sách của Nhà nước, pháp luật lao động, chính sách cho vay vốn
phát triển sản xuất hỗ trợ giải quyết việc làm. Tăng cường đưa lao động khu
vực miền núi đến làm việc ở các khu công nghiệp trong tỉnh và ngoài tỉnh,
xúc tiến mạnh đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
Xây dựng và ban hành một số chính sách ưu tiên phù hợp với đặc thù miền núi Thanh Hóa để khuyến khích tạo mở việc làm cho người lao động:
- Chính sách cho người lao động vay vốn để học nghề, đóng góp cổ
phần, thu hút vào làm việc tại các doanh nghiệp.
- Chính sách hỗ trợ người sản xuất tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản
phẩm, nông sản hàng hóa, tạo điều kiện mở rộng sản xuất để thu hút lao động.
- Chính sách cho vay ưu đãi và hỗ trợ vốn ngân sách để đầu tư, đổi mới
công nghệ cho các cơ sở sản xuất, chế biến các sản phẩm từ nguyên liệu địa phương, nhất là chế biến nông, lâm sản. Đây là cơ sở bền vững hình thành các vùng nguyên liệu tập trung, giải quyết nhiều việc làm cho lao động nông thôn.
Kết luận
Toàn bộ nội dung đề tài "Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã
hội các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa” đã được thực hiện bằng phương
pháp phân tích, tổng hợp, so sánh … và minh họa qua các số liệu thực tế. Cơ
sở lý luận gắn với thực tiễn công tác đào tạo nghề nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực của các huyện miền núi Thanh Hóa.
Qua nghiên cứu những vấn đề trong luận văn, tác giả xin rút ra những
nhận xét như sau:
1- Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về nguồn nhân lực, phát triển
nguồn nhân lực: bao gồm các khái niệm về nguồn nhân lực và hạn chế phạm
vi nghiên cứu của đề tài về phát triển nguồn nhân lực thông qua đào tạo nghề.
Luận văn nêu những quan điểm, những yêu cầu bức xúc của việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho phát triển kinh tế - xã hội của Thanh Hóa nói chung và của các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa nói riêng. Các vấn đề nghiên cứu được
dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
2- Luận văn giới thiệu tổng quát thực trạng, xu hướng phát triển, mục
tiêu giải pháp về đào tạo nghề cho phát triển nguồn nhân lực các huyện miền
núi tỉnh Thanh Hóa góp phần cho phát triển kinh tế - xã hội.
Bằng cách khái quát thực trạng công tác đào tạo nghề, đi sâu nghiên cứu công tác đào tạo nghề cho người lao động miền núi Thanh Hóa, các nội
dung nghiên cứu cho thấy công tác đào tạo nghề cho người lao động ở các
huyện miền núi Thanh Hóa còn nhiều bất cập mà nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức của người dân về học nghề, một số cơ chế chính sách đối với người
học, người dạy và với các cơ sở dạy nghề. Thực tế cho thấy, người lao động
miền núi họ rất ham học hỏi, muốn được đào tạo có nghề để tổ chức sản xuất
sẽ khơi dậy tiềm năng của bà con các dân tộc vùng miền núi trong việc học
tập nâng cao tay nghề, đây là cơ sở vững chắc để người dân miền núi thoát
nghèo một cách bền vững, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội miền núi Thanh Hóa.
3- Luận văn đã đề xuất một số quan điểm về đào tạo nghề, về đổi mới công tác đào tạo nghề, nâng cao chất lượng đào tạo nghề phát triển nguồn
nhân lực ở Thanh Hóa nói chúng và của các huyện miền núi Thanh Hóa nói riêng. Các quan điểm này xuất phát từ những quan điểm của Đảng và được cụ
thể hóa bằng các mục tiêu, phương hướng, giải pháp của Chính phủ, các Bộ,
Ngành và của UBND tỉnh Thanh Hóa cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội các huyện miền Tây của tỉnh thời kỳ 2006-2020.
4- Luận văn đã đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các huyện miền núi Thanh Hóa thông qua đào tạo nghề cho người lao động. Trong đó có nhấn mạnh tới các giải pháp về cơ chế, chính sách đối với người học nghề, người dạy nghề và với các cơ sở dạy nghề
của khu vực miền núi nói chung và của miền núi Thanh Hóa nói riêng.
Hoàn thành được luận văn này là kết quả của quá trình học tập được sự
chỉ dẫn của các thầy cô giáo Viện Kinh tế chính trị học, kết hợp với kinh
nghiệm thực tiễn làm công tác đào tạo nghề và sự nỗ lực của bản thân trong
thời gian học tập và nghiên cứu đề tài.
Luận văn cũng không tránh khỏi những khiếm khuyết. Kính mong các
thầy, cô trong Hội đồng chấm luận văn thạc sỹ kinh tế đóng góp thêm ý kiến để việc nghiên cứu được hoàn thiện và bổ ích hơn.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Trần Thị ánh (2005), Vận dụng lý luận về tính chất hai mặt của lao động
và sản xuất hàng hóa vào việc đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực ở
thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Học viện Chính
trị quốc gia Hồ Chí Minh.
2. Bộ Chính trị (2004), Nghị quyết số 37/NQ-TW ngày 01/7/2004 về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2010.
3. Mai Quốc Chánh (1999), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng
yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
4. Nguyễn Hữu Chí (2003), Những giải pháp về quản lý nhằm nâng cao
chất lượng đào tạo nghề trên địa bàn Hà Nội hiện nay, Luận văn
thạc sỹ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
5. Cục Thống kê tỉnh Thanh Hoá (2003-2007), Niên giám thống kê các năm
từ 2003 - 2007.
6. Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (2006), Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh
lần thứ XV, XVI, NxbThanh Hóa, Thanh Hoá.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VII, VIII, XI. X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Nguyễn Thế Huệ (2004), "Vấn đề dân số và nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số nước ta", Tạp chí Cộng sản, (708).
9. Đoàn Văn Khai (2005), Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp
10. Đặng Ngọc Lựu (2003), Vấn đề nguồn lực con người trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Hà Giang hiện nay, Luận văn thạc
sỹ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
11. Vũ Phương Mai (2004), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay,
Luận văn thạc sỹ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
12. Nguyễn Văn Ngọc (2007), Thị trường sức lao động trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
13. Lê Dung Phong (2006), Nguồn lực và động lực phát triển, Nxb Lý luận
chính trị, Hà Nội.
14. Nguyễn Thanh (2005), Phát triển nguồn nhân lực phụ vụ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thanh Hóa (2006), Chương trình phát triển công tác đào tạo nghề tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2006 - 2010. 16. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thanh Hóa (2006), Đề án nâng
cao năng lực hệ thống các trường nghề, trung tâm dạy nghề tỉnh
Thanh Hóa đến năm 2020.
17. Nguyễn Thị Thơm (2006), Thị trường lao động Việt Nam - Thực trạng
và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. Thủ tướng Chính phủ (2002), Quyết định số 24/QĐ-TTg ngày 02/02/2002 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
- xã hội tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2001 - 2010 (điều chỉnh).
19. Thủ tướng Chính phủ (2004), Quyết định số 145/2004/QĐ-TTg ngày 13/8/2004 về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế xã hội Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020.
20. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số 253/2005/QĐ-TTg ngày 12/10/2005 về việc phê duyệt Đề án phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh miền Tây tỉnh Thanh Hóa đến năm 2010.
21. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 24/QĐ-TTg ngày 02/02/2002 về việc ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát
triển kinh tế - xã hội đối với các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2010.
22. Nguyễn Đức Tĩnh (2001), Hoàn thiện quản lý Nhà nước về đào tạo nghề ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh.
23. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá (2006), Quyết định số 1291/QĐ-UBND ngày 11/5/2006 về việc phê duyệt đề cương Quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020.
24. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá (2006), Quyết định số 1832/QĐ-UBND ngày 03/7/2006 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển