Phát huy tối đa nguồn nội lực và tranh thủ các nguồn ngoại lực để đạt mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực đến năm

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa (Trang 87 - 88)

- Về phân bố dân cư: Sự phân bố dân cư của Thanh Hóa rất không đồng đều giữa các vùng, các khu v ực Hầu hết dân cư sinh sống ở địa b àn

5- Bồi dưỡng tay nghề 165 180 180

3.1.3. Phát huy tối đa nguồn nội lực và tranh thủ các nguồn ngoại lực để đạt mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực đến năm

lực để đạt mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực đến năm 2010

Miền núi Thanh Hóa cũng như các vùng miền khác trong cả nước đang

thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, do đó muốn thực hiện

thành công sự nghiệp đó phải phát huy tối đa các lợi thế và nguồn lực bên trong, kết hợp với thu hút mạnh mẽ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài gồm cả các nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, vốn của tỉnh, vốn thu hút

từ các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Trên cơ sở đa dạng hóa các

nhà nước, các doanh nghiệp có sử dụng nhân lực và các cá nhân người lao động. Xây dựng và phát triển mạng lưới đào tạo nghề để phát triển nguồn

nhân lực, phải dựa trên những tính toán về khả năng khai thác có hiệu quả các

nguồn lực nội sinh và thu hút nguồn lực bên ngoài để đầu tư cho phát triển.

Chủ động xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ kỹ thuật viên bậc cao và thợ

lành nghề, tranh thủ các điều kiện thuận lợi để bổ sung, nâng cấp cơ sở vật

chất, thiết bị nghề, nhà xưởng, vườn thực nghiệm để đáp ứng tốt nhất yêu cầu

của nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực. Cần có cơ chế để khuyến khích các

doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư vào công tác đào tạo trong đócó đào tạo nghề cho người lao động.

Mở rộng hệ thống các cơ sở dạy nghề, đa dạng hóa các hình thức đào tạo nghề cho người lao động. Tranh thủ tối đa sự viện trợ của các nước về đào tạo nghề, kết hợp đào tạo mới với đào tạo lại, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật để từng bước nắm bắt và làm chủ công nghệ. Cần có

chính sách hỗ trợ cho người học nghề dưới nhiều hình thức để tạo ra sự bình

đẳng về cơ hội học nghề cho người học nghề, nhất là đối với người lao động

dân tộc thiểu số, người dân tộc kinh nhưng đã gắn bó lâu đời với dân tộc và miền núi.

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)