- Về phân bố dân cư: Sự phân bố dân cư của Thanh Hóa rất không đồng đều giữa các vùng, các khu v ực Hầu hết dân cư sinh sống ở địa b àn
5- Bồi dưỡng tay nghề 165 180 180
3.2.5. Đầu tư cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính
Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2006-2020
phương tiện giảng dạy và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của trường Đại học Hồng Đức và một số trường chuyên nghiệp khác như: Trường Trung
cấp nghề miền núi, Trường Cao đẳng y tế, Trường trung học nông - lâm nghiệp, Trường kỹ thuật công nghiệp … đủ điều kiện đào tạo nguồn nhân lực
có trình độ cao, gắn đào tạo với nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong tỉnh. Nâng cấp một số trường
trung học chuyên nghiệp và dạy nghề lên cao đẳng và đại học theo hướng đào tạo đa ngành và liên thông để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.
- Để đáp ứng yêu cầu đào tạo phát triển nguồn nhân lực và khuyến
khích việc thành lập mới, nâng cấp các trường nghề, các trung tâm dạy nghề,
UBND tỉnh phải có chính sách cụ thể ưu tiên dành quỹ đất cho việc mở rộng,
xây dựng đảm bảo diện tích tương ứng với định mức tiêu chuẩn của từng loại cơ sở dạy nghề. Thực hiện miễn thuế sử dụng đất, giảm tiền thuê đất và hỗ trợ kinh phí cho các cơ sở dạy nghề khi giải phóng mặt bằng và xây dựng kết cấu
hạ tầng như giao thông, trạm biến áp, hệ thống cấp, thoát nước sinh hoạt và
nước thải. Đối với miền núi, dạy nghề cho lao động nông thôn, trong những năm tới sẽ là một trong những nhiệm vụ cấp bách đòi hỏi các cơ sở dạy nghề
phải có đất để triển khai thực hiện các mô hình thực nghiệm, trình diễn nghề
nông, lâm, thủy sản cho người học nghề. Do đó ngoài diện tích để xây dựng
các hạng mục theo quy định cần có diện tích dành cho khu thực nghiệm các
loại cây trồng, vật nuôi theo nhu cầu đào tạo, và đây là cách làm tốt nhất để
tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người lao động miền núi, dân tộc tham gia
học nghề. Cơ sở dạy nghề, đặc biệt là trường trung cấp nghề trở lên phải có
khuôn viên rộng rãi đáp ứng yêu cầu dạy, học và rèn luyện thể chất của người
- Huy động mọi nguồn vốn, khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi
cá nhân tham gia góp vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất một cách đồng bộ
các hạng mục cơ bản tùy theo từng loại hình đào tạo. Hàng năm UBND tỉnh
cần ưu tiên dành vốn ngân sách từ 10 - 12% đầu tư cho các cơ sở dạy nghề
công lập để xây dựng, nâng cấp phòng học lý thuyết, xưởng thực hành, phòng thí nghiệm đảm bảo đạt tiêu chuẩn, đặc biệt đối với miền núi phải có nơi ở, nơi ăn cho học sinh học nghề. Cần tập trung vốn đầu tư cho cơ sở dạy nghề
công lập trọng điểm, trong khoảng từ 3 - 5 năm phải xây dựng xong đồng bộ
các hạng mục và đưa vào khai thác, sử dụng để đem lại hiệu quả cao. Xây
dựng “Quỹ phát triển đào tạo nguồn nhân lực” của tỉnh trong đó ưu tiên dành
một tỷ lệ thích hợp hỗ trợ học sinh học nghề nói chung và đối với miền núi
Thanh Hóa nói riêng.
Tăng cường hợp tác quốc tế để đầu tư và hỗ trợ kỹ thuật cho dạy nghề, ưu tiên nguồn vốn ODA để đầu tư cho các cơ sở dạy nghề, nhất là các cơ sở
dạy nghề ở vùng miền núi. Thực hiện tích cực các biện pháp nhằm thu hút các
tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp đầu tư cho dạy nghề, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Xây dựng và ban hành những quy định cụ
thể về trách nhiệm và nghĩa vụ của các doanh nghiệp trong việc dạy nghề, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho người lao động. Tổ chức thí điểm và từng bước
mở rộng mô hình đào tạo theo cơ chế chia sẻ kinh phí đào tạo nghề cho người lao động giữa Nhà nước và doanh nghiệp.
- Tập trung đầu tư chiều sâu từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc
gia về nâng cao năng lực dạy nghề để mua thiết bị, máy móc lắp đặt cho các xưởng thực hành nghề, bởi đây là nơi trực tiếp để người học nghề rèn luyện,
nâng cao khả năng tác nghiệp trên các loại công cụ lao động, thiết bị sản xuất
ra sản phẩm. Các xưởng thực hành cần được đầu tư một cách đồng bộ cho
nhiều người học, có thể sử dụng được nhiều năm từ mức xưởng thực hành tay nghề cơ bản đến xưởng thực hành tay nghề nâng cao đáp ứng yêu cầu người
học cũng như thực tiễn sản xuất tại các doanh nghiệp.
Chú ý chọn lọc, đầu tư mua sắm thiết bị đào tạo các nghề mũi nhọn,
công nghệ tiên tiến để vừa đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đồng thời vừa sát với thực tiễn sản xuất của các doanh nghiệp,
nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.