- Về phân bố dân cư: Sự phân bố dân cư của Thanh Hóa rất không đồng đều giữa các vùng, các khu v ực Hầu hết dân cư sinh sống ở địa b àn
5- Bồi dưỡng tay nghề 165 180 180
3.2.3.1. Chính sách đối với người học nghề
Miền núi Thanh Hóa rộng, hệ thống giao thông nông thôn còn nhiều
người dân miền núi bị hạn chế rất nhiều. Trong điều kiện vừa eo hẹp về kinh
tế, vừa đi lại khó khăn cần phải có chính sách ưu đãi tùy theo đối tượng học
nghề. Về nguyên tắc không nên phân biệt ưu đãi đối với người dân tộc đa số
với người dân tộc thiểu số trong học nghề khi họ cùng chung sống trên một
mảnh đất. Bởi sau năm 1954, Đảng và Nhà nước ta vận động bà con vùng
đồng bằng, trung du thực hiện chính sách định canh, định cư ở miền núi, sau hơn nửa thế kỷ cùng chung sống đã có sự hòa trộn huyết thống giữa dân tộc
thiểu số và dân tộc kinh, có sự đan xen trong gia tộc, nếu phân biệt rạch ròi rất
khó cho công tác vận động người dân tộc, miền núi học nghề.
- Thực hiện chính sách dạy nghề nội trú cho học sinh dân tộc, miền núi:
Quyết định số 267/2005/QĐ-TTg ngày 31/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ
về chính sách dạy nghề đối với học sinh dân tộc nội trú quy định chính sách ưu tiên học nghề đối với học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông các trường dân tộc nội trú kể cả nội trú dân nuôi được hưởng học bổng,
trợ cấp xã hội và các chính sách khác như học sinh trường phổ thông dân tộc
nội trú. Đến nay, đây là chính sách lớn nhất quy định cụ thể về dạy nghề cho
học sinh dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, Quyết định số 267/2005/QĐ-TTg ngày 31/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ so
với nhu cầu học nghề của học sinh dân tộc thiểu số và thanh niên miền núi.
Có chính sách cho học sinh các trường nội trú, nhưng chưa có chính sách cho
học sinh học ở các trường khác (chiếm khoảng 90% trong tổng số học sinh
dân tộc thiểu số). Do đó cần có một chính sách mới, và chính sách này áp dụng cho tất cả các đối tượng là người dân tộc thiểu số, người dân tộc khác nhưng có hộ khẩu thường trú lâu dài ở các huyện miền núi đăng ký học nghề ở cả ba cấp độ đào tạo: cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề. Việc đào tạo này phải thực hiện tập trung tại các cơ sở đào tạo nghề để đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho người học như nơi ăn, nơi ở, xưởng thực hành
nghề. Do đó, với người lao động miền núi nói chung và thanh niên dân tộc
thiểu số nói riêng, hàng năm Nhà nước cần có một khoản kinh phí để thực
hiện việc đào tạo nghề cho họ, nghĩa là trong những năm trước mắt phải bao
cấp toàn bộ chi phí cho người học nghề gồm tiền ăn, ở, các khoản chi phí
khác cho học nghề. Ngoài các khoản chi phí chung giống nhau như: tiền ăn,
tiền ở, tiền đi lại theo quy định, tiền hỗ trợ thêm sinh hoạt phí… tùy theo từng
nghề đào tạo mà quy định mức kinh phí dạy nghề cụ thể như: tiền vật tư thực
hành nghề, tiền trả công cho giáo viên, tiền tài liệu học tập…
- Cần có cơ chế đào tạo liên thông đối với học sinh dân tộc thiểu số
học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú. Đào tạo liên thông giữa cấp
trung học cơ sở với cấp trung học phổ thông ở các trường phổ thông dân
tộc nội trú. Đào tạo liên thông giữa hệ thống trường phổ thông dân tộc nội
trú với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề
thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Cụ thể: Trường phổ thông dân tộc nội
trú ở huyện gồm cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông; tổ chức mô
hình liên thông đào tạo học sinh sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề thuộc
hệ thống giáo dục quốc dân. Hiện nay, nhiều em tốt nghiệp trung học phổ thông thi không đỗ đại học, cao đẳng lại trở về địa phương sản xuất, gây
lãng phí kinh phí đào tạo của Nhà nước, đồng thời lãng phí nguồn nhân lực
cho vùng miền núi.
- Chính sách hỗ trợ dạy nghề cho nông dân: Đối với những người không đủ điều kiện học nghề nội trú tại các cơ sở dạy nghề công lập và với
những nghề không đào tạo tập trung tại các cơ sở dạy nghề mà tổ chức dạy
nghề lưu động tại các xã, làng, bản để tạo điều kiện cho người học, cần có
vật tư thực hành nghề, kinh phí tài liệu học tập, tiền trả công giáo viên, hỗ trợ
một phần tiền ăn trong thời gian học nghề.
- Chính sách hỗ trợ dạy nghề cho người nghèo: Những người tham gia
học nghề nếu là hộ nghèo thì có chính sách ưu tiên riêng. Mức hỗ trợ sẽ cao hơn mức kinh phí dạy nghề cho nông dân (nếu học không tập trung) và nếu
học tập trung tại các cơ sở dạy nghề công lập thì thực hiện theo chế độ học
nghề nội trú.
- Đối với học sinh dân tộc thiểu số thuộc diện học ở trường dân tộc nội
trú mà theo học các trường công, bán công, các cơ sở dạy nghề khác thì được ưu tiên cấp học bổng như học sinh nội trú. Sau khi tốt nghiệp được ưu tiên bố
trí việc làm tại các doanh nghiệp ở địa phương hoặc các cơ sở sản xuất kinh
doanh khác tùy theo khả năng và trình độ tay nghề của các em.