Sự hình thành nguồn nhân lực qua các năm

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa (Trang 61 - 62)

- Về phân bố dân cư: Sự phân bố dân cư của Thanh Hóa rất không đồng đều giữa các vùng, các khu v ực Hầu hết dân cư sinh sống ở địa b àn

2.2.1.2.Sự hình thành nguồn nhân lực qua các năm

Như trên đã phân tích lực lượng lao động đồng nghĩa với dân số tham gia

các hoạt động kinh tế. Việc đánh giá lực lượng lao động dựa trên dữ liệu tổng

hợp từ kết quả điều tra lao động, việc làm hàng năm thời kỳ 2003-2005 do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Tổng Cục Thống kê, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Thanh Hóa cho thấy một số vấn đề cơ bản đặc trưng thực trạng và xu hướng biến động cũng như tình hình sử dụng lực lượng lao động của các huyện miền núi Thanh Hóa giai đoạn 2003-2007 như sau:

- Quy mô lực lượng lao động gia tăng với tốc độ cao. Năm 2007 khu

vực miền núi có 440.149 người bằng 1,05 lần so với năm 2003; bình quân

hàng năm thời kỳ này tăng 2,71%, với quy mô tăng thêm 4.110 người/năm. Trong đó lực lượng lao động ở các thị trấn cũngcó xu hướng gia tăng do phát

triển công nghiệp chế biến, hình thành các nhóm nghề thủ công nghiệp, chế

biến, sản xuất vật liệu xây dựng, nghề truyền thống.

Bảng 2.5: Lực lượng lao động các huyện miền núi Thanh Hóa phân theo nhóm tuổi

Nhóm tuổi của lực lượng lao động Năm 2003 Năm 2007 Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ ( %) Tổng lực lượng lao động 419.602 100,00 440.149 100,00 15 - 24 95.124 22,67 95.116 21,61 25 - 34 120.929 28,82 112.370 25,53 35 - 44 109.600 26,12 129.271 29,37 45 - 54 50.478 12,03 67.387 15,31 54 - 59 18.672 4,45 17.034 3,87  60 24.799 5,91 18.971 4,31

Số liệu ở bảng 2.5 cho thấy, năm 2007 tỷ lệ lao động trẻ gồm những người từ đủ 15 tuổi đến 34 tuổi trong tổng lực lượng lao động miền núi đã giảm từ 51,49% xuống còn 47,14%; nhóm tuổi lao động trung niên từ đủ 35

tuổi đến 54 tuổi lại tăng từ 38,15% lên 44,68%. Như vậy, xu hướng già hóa lực lượng lao động các huyện miền núi Thanh Hóa phát triển tốc độ nhanh.

- Về dân số, lao động và chất lượng nguồn lao động đã có bước chuyển

biến tích cực. Số liệu ở bảng 2.8 thể hiện rất rõ:

Dân số trong độ tuổi có xu hướng tăng dần ở các thị trấn, năm 2003 có

5,21% thì đến năm 2007 đã tăng lên 6,08% so với lao động khu vực miền núi. Đây cũng là xu thế chuyển dịch cơ cấu lao động, một bộ phận lao động từ sản

xuất nông nghiệp sang làm việc ở các ngành sản xuất khác.

Bảng 2.6: Dân số, lao động và chất lượng lao động các huyện miền núi Thanh Hóa giai đoạn 2003-2007

Chỉ tiêu ĐVT 2003 2005 2007

1- Dân số miền núi Người 889.714 896.187 903.425 2- Dân số miền núi trong độ tuổi LĐ Người 419.602 429.721 440.149

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa (Trang 61 - 62)