Nâng cao chất lượng cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa (Trang 100 - 102)

- Về phân bố dân cư: Sự phân bố dân cư của Thanh Hóa rất không đồng đều giữa các vùng, các khu v ực Hầu hết dân cư sinh sống ở địa b àn

5- Bồi dưỡng tay nghề 165 180 180

3.2.4. Nâng cao chất lượng cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề

Đội ngũ giáo viên dạy nghề được hình thành từ rất nhiều nguồn khác

nhau: tốt nghiệp trong và ngoài nước, từ các trường sư phạm kỹ thuật, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề, lao động

có tay nghề cao, nghệ nhân … nên trình độ năng lực cũng rất khác nhau. Luật

Dạy nghề đã quy định ba cấp trình độ: sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng

nghề và đang tạo ra cơ hội để phát triển dạy nghề đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong nước, tăng sức cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế

trong quá trình hội nhập. Để thực hiện và đáp ứng yêu cầu đó, chúng ta cần

phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp và các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng dạy nghề, trong đó cần đặc biệt chú trọng xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề.

- Thường xuyên nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên dạy nghề: Một

thực tiễn cho thấy, giáo viên dạy nghề không những chỉ giỏi về lý thuyết mà còn phải giỏi về khả năng thực hành nghề và hướng dẫn cho học sinh thực

hành nghề. Do đó phải tăng cường bồi dưỡng cho giáo viên và cán bộ quản lý

dạy nghề nhằm thống nhất và từng bước chuẩn hóa đội ngũ này ở cả hai mặt:

+ Về bồi dưỡng chuẩn hóa: Tiến hành rà soát, đánh giá thực trạng đội

ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề để xây dựng kế hoạch đào tạo lại, bồi dưỡng chuẩn hóa về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo hướng các cơ

sở tự đánh giá và xây dựng kế hoạch đào tạo lại, bồi dưỡng chuẩn hóa theo

các tiêu chí, chuẩn đánh giá, phương thức, quy trình đánh giá của cơ quan

quản lý nhà nước về dạy nghề. Tổ chức việc đào tạo lại, bồi dưỡng chuẩn hóa

theo kế hoạch đã được xây dựng theo quy định cho từng ngạch, từng chức

danh, gắn quy hoạch với việc bố trí sử dụng sau đào tạo, bồi dưỡng.

Các nội dung bồi dưỡng chuẩn hóa gồm: đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn

trình độ chuyên môn kỹ thuật; đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn trình độ tay nghề; đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn nghiệp vụ sư phạm.

+ Về bồi dưỡng thường xuyên: Thực hiện bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ cho đội ngũ giáo viên dạy nghề về chính trị, đổi mới phương

pháp dạy nghề, kỹ năng giảng dạy, bồi dưỡng công nghệ mới, ngoại ngữ, tin

học để nâng cao năng lực và chất lượng giảng dạy. Đối với cán bộ quản lý

dạy nghề thực hiện việc bồi dưỡng để nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ.

Tập trung đào tạo nghiệp vụ quản lýtrên cơ sở tiêu chuẩn nghiệp vụ của từng

chức danh nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ này.

- Tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình đào tạo giáo viên và cán bộ

quản lý dạy nghề theo hướng chuẩn hóa, phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam

nói chung và khu vực miền núi nói riêng để từng bước hội nhập với khu vực

và quốc tế. Đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính tích

cực, chủ động sáng tạo của người học; tăng cường thực hành, thực tập; kết

dụng mạnh mẽ công nghệ thôquốc tế về dạy nghềng tin trong các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề. Gắn đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo với việc đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng.

- Đổi mới công tác quản lý: Kiện toàn công tác quản lý dạy nghề theo hướng phân công, phân cấp, quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn, đảm bảo sự

hợp lý trong toàn bộ hệ thống dạy nghề từ tỉnh đến các huyện. Các văn bản

quy phạm pháp luật, các thể chế, chính sách về xây dựng, quản lý đội ngũ

giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề nhằm đổi mới quản lý, tăng cường kỷ

luật, kỷ cương và tinh thần trách nhiệm của các cá nhân cũng như của các cơ

sở tham gia dạy nghề phát triển nguồn nhân lực. Cần có sự dự báo, quy hoạch

và kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề. Có chính sách điều tiết số lượng, cơ cấu đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề

cho phù hợp với nhu cầu phát triển của đào tạo nghề.

- Tăng cường hợp tác quốc tế trong việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề. Dành một nguồn kinh phí hợp lý cho đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề miềm núi

trong các dự án hợp tác . Huy động mọi nguồn lực và tăng cường hợp tác

quốc tế để tạo điều kiện gửi giáo viên dạy nghề ở các huyện miền núi đi đào tạo ở nước ngoài. Chú trọng đào tạo các nghề mũi nhọn, các ngành nghề mà Việt Nam chưa có điều kiện để đào tạo giáo viên; ưu tiên gửi giáo viên dạy

nghề miền núi đi thực tập nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ ở các trường

nghề trong khu vực và các nước có hệ thống dạy nghề tiên tiến.

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)