Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa (Trang 41 - 45)

- Lạng Sơn là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc, có diện tích đất rừng

chiếm tỷ lệ cao, có nhiều dân tộc sinh sống, cùng với lợi thế của kinh tế cửa

khẩu đã đem lại cho tỉnh những bước phát triển mới. Không vì thế mà Lạng Sơn không chú trọng tới công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Quy

hoạch lại mạng lưới dạy nghề, tập trung đầu tư Trường trung cấp nghề Việt -

Đức với đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn khá, thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu đào tạo chất lượng cao. Nâng cấp các Trung tâm dạy nghề cấp

huyện đáp ứng nhu cầu học nghề của bà con các dân tộc trong tỉnh. Xây dựng

và từng bước triển khai thực hiện đề án dạy nghề cho thanh niên. Lạng Sơn

chú trọng và hướng tới nâng cao dần việc đào tạo lao động có chất lượng

nhằm phục vụ những ngành công nghiệp hiện đại như: điện, điện tử, công

nghệ thông tin, cơ khí, chế biến nông, lâm sản … Phát triển mạnh mô hình truyền nghề, tuyển dụng lao động và đào tạo tại doanh nghiệp, chú trọng dạy

nghề cho nông dân, thanh niên dân tộc. Thực hiện tốt chính sách dạy nghề đối

với học sinh dân tộc nội trú.

- Tỉnh Bình Thuận có 7/9 huyện là miền núi cao, có 27 dân tộc cùng chung sống, nhiều dân tộc có ngôn ngữ và chữ viết riêng. Để phát triển kinh

tế một cách bền vững, Bình thuận chú trọng đào tạo cán bộ là người dân tộc

thiểu số. Tập trung đào tạo cán bộ cơ sở để sử dụng tại chỗ lâu dài. Thông qua chính sách cử tuyển, hàng năm đã có hàng trăm thanh niên được cử đi học các trường chuyên nghiệp, sau khi tốt nghiệp được bố trí công tác tại các cơ quan

từ cấp xã đến tỉnh, tại các doanh nghiệp trên địa bàn. Việc chú trọng và tích cực đào tạo cán bộ là người dân tộc thiểu số đã đem lại hiệu quả thiết thực,

từng bước thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển - kinh tế xã hội vùng đồng bào các dân tộc thiểu số.

- Đắc Lắc, nơi có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, với một địa bàn rộng, phức tạp về anh ninh chính trị, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã có chủ trương

tập trung đào tạo nguồn nhân lực một cách quy mô và có trọng điểm. ưu tiên

cán bộ cơ sở về công tác quản lý, điều hành, vận động quần chúng. Đối với thanh niên căn cứ vào khả năng từng người để cử tuyển đi học các trường

chuyên nghiệp, số còn lại vận động học nghề phù hợp với điều kiện sản xuất

củađịa phương. Hàng năm tỉnh đã hỗ trợ gần 20 tỷ đồng cho đào tạo nghề nội trú đối với thanh niên dân tộc thiểu số. Tập trung vốn và kêu gọi các nguồn tài trợ, các dự án quốc tế đầu tư xây dựng Trường Cao đẳng nghề Tây Nguyên để

trở thành một trường chất lượng cao của khu vực. Đến nay, hàng năm có trên

1.000 học sinh được đào tạo nghề để bổ sung cho các doanh nghiệp chế biến

nông, lâm sản trên địa bàn, hàng trăm thợ được đào tạo sau ra trường về các

doanh nghiệp, các trang trại, các cơ sở sản xuất nhỏ tại địa phương. Bằng cách làm này, người dân Đắc Lắc nói chung và thanh niên dân tộc thiểu số

của trên 40 dân tộc anh em đều được dào tạo nghề và chính họ là những người

xây dựng quê hương bằng chính đôi tay được đào tạo qua các trường nghề.

- Bắc Hà, tỉnh Lào Cai có 14 dân tộc cùng chung sống, trong đó dân tộc

H’Mông chiếm tới 47,7%, trình độ dân trí thấp, nhiều hủ tục lạc hậu còn tồn

tại, đặc biệt là phụ nữ chưa được đi học mà phải ở nhà lao động, lấy chồng, sinh con để nối dõi tông đường. Trước tình hình đó Đảng bộ Bắc Hà đã chú trọng tập trung giải quyết đào tạo nguồn nhân lực, trước hết ưu tiên đưa đi đào

tạo cán bộ đang đương chức về chuyên môn nghiệp vụ, có chính sách thu hút

cán bộ người Kinh, người Tày ở miền Trung du lên công tác tại huyện. Coi

trọng các cấp học phổ thông cả về xây dựng đội ngũ giáo viên và kiên cố hóa

các lớp học. Xây dựng cơ chế ưu đãi đối với từng tiểu vùng, từng dân tộc một

Thực hiện tốt việc chuyển giao kỹ thuật canh tác tại từng thôn, bản cho bà con nông dân và dạy nghề cho thanh niên dân tộc.

Qua những kinh nghiệm của các nước về phát triển nguồn nhân lực, có

thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nói chung, và khu vực

miền núi tỉnh Thanh Hóa nói riêng:

- Coi trọng giáo dục phổ thông theo hướng chuẩn bị các kiến thức cơ sở để học sinh có thể bước vào học một nghề nhất định khi không có đủ trình độ, điều kiện hoặc không muốn học lên đại học (chứ không nên chỉ hướng vào việc chuẩn bị kiến thức để thi đại học). Đồng thời chú trọng giáo dục đồng bộ “đức, trí, thể, mỹ” để học sinh có thể trở thành những người lao động có kiến

thức, kỹ năng, có sức khỏe, và đạo đức lao động tốt trong tương lai. Có chính

sách phân luồng học sinh ngay từ khi học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở.

- Coi trọng đào tạo, dạy nghề, mở rộng quy mô, cơ cấu, loại hình đào

tạo và nâng cao chất lượng của các cơ sở đào tạo, dạy nghề theo hướng đầu tư

chiều sâu, liên kết giữa các cấp đào tạo từ trung học chuyên nghiệp - trung học nghề - cao đẳng - cao đẳng nghề - đại học - sau đại học.

- Nâng cao chất lượng giáo dục đại học để có thể cung cấp cho đất nước những cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý kinh tế và quản trị kinh

doanh thực sự có trình độ và kỹ năng tương xứng với bằng cấp. Từ kinh nghiệm nêu trên cho thấy, vấn đề mấu chốt để có thể tiếp thu được khoa học,

công nghệ hiện đại và các phương pháp, kinh nghiệm quản lý tiên tiến và để có được những chuyên gia giỏi, đầu ngành đối với nước ta bây giờ là nâng cao chất lượng chứ không phải mở rộng quy mô đào tạo.

- Nhanh chóng thực hiện quá trình xã hội hóa trong giáo dục và đào tạo để huy động được mọi nguồn lực của các tổ chức và cá nhân đóng góp cho sự

nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên cần phải có sự can thiệp

cứu khoa học, cũng như dựa vào sự hợp tác quốc tế rộng rãi trong khuôn khổ

viện trợ đa phương, song phương như kinh nghiệm của Thái Lan và Malaixia. - Đối với miền núi và dân tộc cần có chính sáchưu đãi riêng trong đào

tạo với người học và người dạy nghề. Chú trọng đào tạo phát triển nguồn

nhân lực là người dân tộc thiểu số, để tự họ là người trực tiếp quản lý, điều

hành và tổ chức sản xuất ra sản phẩm, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn miền núi Thanh Hóa.

Chương 2

Thực trạng nguồn nhân lực các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa hiện nay

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)