Về tài nguyên rừng:

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa (Trang 46 - 47)

Với hơn 2/3 diện tích tự nhiên là đồi núi, tài nguyên rừng và đất rừng

miền núi Thanh Hóa khá lớn, đóng vai trò rất quan trọng đối với việc phòng hộ đầu nguồn và phát triển kinh tế - xã hội. Theo số liệu kiểm kê của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa, đến 1/1/2005 diện tích đất có rừng là

553.999 ha, trong đó rừng tự nhiên là 358.640 ha, rừng trồng 195.349 ha, tỷ lệ

che phủ của rừng đạt 43%, tăng gần 11% so với năm 2000. Đánh giá tài nguyên rừng theo mục đích sử dụng cho thấy:

Rừng của Thanh Hóa chủ yếu là rừng lá rộng với hệ động thực vật khá phong phú, đa dạng về giống và loài. Về thực vật có các loại gỗ quý như lát, lim, pơmu, trầm hương, sến, vàng tâm; các loại thuộc họ tre có luồng, nứa,

vầu, giang, bương, tre; ngoài ra còn có mây, song, dược liệu, cây thả cánh

kiến… Tuy nhiên, trong những năm cuối thế kỷ XX do bị khai thác quá mức

nên chất lượng rừng của Thanh Hóa giảm sút nghiêm trọng, các loài thực vật

quý hiếm như lim, lát chỉ còn rải rác ở một số địa bàn vùng cao, vùng sâu,

vùng xa, địa hình hiểm trở và ở các khu bảo tồn, vườn Quốc gia. Về động vật,

có thể nói hệ động vật ở Thanh Hóa trước đây rất phong phú, nhưng do nhiều năm bị săn bắn bừa bãi nên hiện nay bị giảm sút nhiều.

Về trữ lượng, rừng của Thanh Hóa thuộc loại dưới trung bình, chỉ ước

khoảng 16,6 triệu m3 gỗ và hơn 900 triệu cây thuộc họ tre nứa. Hơn 90% rừng

hiện nay thuộc rừng non và rừng nghèo, các loại tre, nứa hỗn giao cũng ở tình trạng nghèo. Rừng giàu và trung bình chỉ chiếm 6,6% diện tích rừng gỗ trong tỉnh và chỉ còn phân bố ở rải rác trên các dãy núi cao ở khu vực biên giới Việt

- Lào xa đường giao thông và khu dân cư, và chủ yếu là rừng phòng hộ đầu

nguồn nên ít có giá trị khai thác.

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa (Trang 46 - 47)