Quan điểm phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa (Trang 82 - 84)

- Về phân bố dân cư: Sự phân bố dân cư của Thanh Hóa rất không đồng đều giữa các vùng, các khu v ực Hầu hết dân cư sinh sống ở địa b àn

3.1.Quan điểm phát triển nguồn nhân lực

5- Bồi dưỡng tay nghề 165 180 180

3.1.Quan điểm phát triển nguồn nhân lực

Thanh Hóa là một tỉnh nghèo của khu vực Bắc Trung bộ, các huyện

miền núi của tỉnh có điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán của các tỉnh thuộc

vùng Tây Bắc, đất rộng, tiềm năng rừng và đất rừng ngày càng bị cạn kiệt do

khai thác không có quy hoạch và kế hoạch, do đó nguồn nhân lực càng có tầm

quan trọng đặc biệt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Nghị

Phát triển quy mô giáo dục - đào tạo phù hợp với nhu cầu phát

triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Quy hoạch, sắp xếp và nâng cấp các trường chuyên nghiệp, hệ

thống trường dạy nghề, đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề, tăng cường công tác phổ cập, bồi dưỡng tập huấn nghề nhằm không ngừng nâng cao tỷ lệ lao động được đào tạo. Nâng cấp trường dạy

nghề cấp tỉnh đủ khả năng đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề, gắn kế

hoạch xuất khẩu lao động, giải quyết việc làm với chương trình và kế hoạch dạy nghề [6, tr.36].

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng ã nhấn mạnh:

…Mở rộng quy mô dạy nghề và trung học chuyên nghiệp, bảo đảm tốc độ tăng nhanh hơn đào tạo đại học, cao đẳng. Quy mô

tuyển sinh dạy nghề dài hạn tăng 17%/năm và trung học chuyên nghiệp tăng 15%/năm … Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào

tạo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tiếp tục

hoàn chỉnh hệ thống trường lớp, cơ sở vật chất - kỹ thuật các cấp

học, mở thêm các trường nội trú, bán trú và có chính sách bảo đảm đủ giáo viên cho các vùng này… [6, tr.209].

Như vậy, vấn đề đặt ra đối với các huyện miền núi Thanh Hóa là phải

phát triển mạnh nguồn nhân lực để đảm bảo yêu cầu thực hiện các mục tiêu chiến lược về phát triển kinh tế - xã hội của vùng trong những năm tới.

Các huyện miền núi Thanh Hóa có vị trí địa chính trị, địa kinh tế rất

quan trọng với nhiều tiềm năng. Trong những năm qua bằng nhiều chương

trình đầu tư cho miền núi nhiều cơ sở hạ tầng đã và đang được đầu tư xây

dựng, nhiều công trình đã phát huy tạo nên sự ổn định cho đời sống bà con các dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, những yêu cầu cần giải quyết của một vùng

đất đai rộng lớn, điểm xuất phát về kinh tế còn thấp, tích lũy hầu như chưa có

nghề của nguồn lao động chưa cao, bên cạnh đó mặt trái của nền kinh tế thị trường đang tạo nên những bức xúc như sự phân hóa giàu - nghèo, tệ quan

liêu, tham nhũng và các vấn đề xã hội khác … đòi hỏi các huyện miền núi

Thanh Hóa phải nỗ lực về mọi mặt để vượt qua và trước hết phải phát triển

nguồn nhân lực một cách đồng bộ cả về số lượng và chất lượng, trong đó đào tạo nghề là một trong những nhiệm vụ quan trọng để tạo ra một lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, có tay nghề cao, làm chủ được khoa

học kỹ thuật mớiđảm bảo thực hiện được nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

của vùng. Để đáp ứng yêu cầu đó cần phải quán triệt những quan điểm cơ bản

sau về đào tạo nghề, góp phần phát triển nguồn nhân lực miền núi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa (Trang 82 - 84)