Những đặc trưng trong phát triển kinh tế xã hội ở miền nú

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa (Trang 30 - 32)

Các huyện thuộc miền núi là những huyện có nhiều khó khăn do điều

kiện địa hình phức tạp, cơ sở hạ tầng kém phát triển, trình độ dân trí thấp, bên cạnh đó còn có một số địa phương có đường biên giới quốc gia với các nước

trong khu vực đã tạo cho miền núi những tiềm năng lớn và những thách thức

không nhỏ trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Tiềm năng phát triển

chủ yếu của khu vực này là tài nguyên khoáng sản, tài nguyên đất, tài nguyên rừng, và mở rộng quan hệ giao dịch thương mại thông qua các cửa khẩu quốc

tế để trao đổi hàng hóa, dịch vụ ... trong đó, việc khai thác tại chỗ các nguồn

tài nguyên sẵn có là cơ bản và chủ yếu.

- Phát triển sản xuất nông nghiệp: Trong những năm qua sản xuất nông

nghiệp của vùng miền núi phía Bắc nói chung và miền núi Thanh Hóa nói riêng đã có những bước phát triển khá và đa dạng. Năm 2007, giá trị sản xuất

nông nghiệp của 11 huyện miền núi đã tăng 4,1%, sản xuất lương thực có sự tăng trưởng đáng kể cả về diện tích gieo trồng, năng xuất và sản lượng. Lương thực quy thóc bình quân đầu người đã đạt 390,6 kg/người/năm. Điều đáng chú ý là các cây công nghiệp đã phát triển mạnh hình thành các vùng nguyên liệu tập trung có quy mô lớn từng bước thỏa mãn được yêu cầu cho

các doanh nghiệp chế biến đặt tại địa phương như mía đường, tinh bột các

loại. Cùng với cây lương thực, cây công nghiệp, chăn nuôi là ngành có sự

phát triển khá, nhiều hộ gia đình đã xây dựng các trang trại chăn nuôi gia súc

có quy mô lớn từ vài chục đến hàng trăm con trâu, bò, dê. Chăn nuôi phát

triển đã góp phần đáng kể vào việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và tăng

thu nhập cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn các huyện miền núi.

Tóm lại, có thể nói sản xuất nông nghiệp của các huyện miền núi Thanh

Hóa những năm vừa qua đã từng bước phát triển theo hướng sản xuất hàng

hóa đa dạng, cho phép khai thác ngày càng tốt hơn tiềm năng đất đai, lao động trong vùng để đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống cho người dân.

- Phát triển sản xuất lâm nghiệp: Những năm trước đây, miền núi

Thanh Hóa là một trong các tỉnh có trữ lượng gỗ rừng rất lớn, trong đó có

nhiều loại gỗ quý hiếm, tuy nhiên sau một thời gian dài khai thác không có quy hoạch, kế hoạch, tài nguyên rừng bị tàn phá hết sức nặng nề, hàng ngàn ha rừng bị biến thành đất trống, đồi núi trọc, độ che phủ rừng có năm chỉ còn khoảng 25%. Đến nay, trồng rừng để phủ xanh đất trống, đồi núi trọc không

của việc khai thác rừng. Chăm sóc và bảo vệ rừng đã trở thành quyền lợi thiết

thân của mỗi gia đình đồng bào các dân tộc sống ở miền núi nói chung và của

các huyện miền núi Thanh Hóa nói riêng. Nhờ việc giao đất, giao rừng cho dân và được sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước (về vốn, về lương

thực, về giống cây trồng, về kỹ thuật …) nên nhìn chung những năm gần đây

diện tích rừng trồng ở các huyện miền núi Thanh Hóa mỗi năm đều tăng lên, từng bước nâng dần độ che phủ của rừng. Với nhiều chương trình lồng ghép

cho phát triển kinh tế miền núi nói chung và các xã đặc biệt khó khăn, các xã

vùng sâu, vùng xa được thực hiện một cách đồng bộ và triệt để thì sản xuất

lâm nghiệp của các huyện miền núi Thanh Hóa sẽ phát triển nhanh và tốt hơn.

- Phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Những năm gần đây,

bằng việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, sản xuất

công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở các huyện miền núi đã có bước phát triển đáng kể, trong đó phải thấy sự phát triển nhanh các doanh nghiệp tư nhân, cổ

phần v.v…Nhiều ngành công nghiệp mới đã được xây dựng và phát triển như xi măng, mía đường, rượu bia, bánh kẹo, chế biến tinh bột …Các ngành nghề

thủ công truyền thống một thời bị mai một nay dần dần được phục hồi và phát triển. Các sản phẩm thủ công không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của đồng bào các dân tộc sinh sống trong vùng, mà từng bước góp phần thúc đẩy

xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ.

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)