Ngày nay, sự cạnh tranh gay gắt diễn ra giữa các quốc gia để giành những lợi thế so sánh trong phát triển, thực chất là cuộc đua tranh về tri thức,
kỹ thuật - công nghệ. Sự phát triển mạnh mẽ đó đã làm biến đổi sâu sắc nền
kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia, tạo ra ngày càng nhiều cơ hội cho các
con đường nhập khẩu và chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên để làm được việc đó đòi hỏi phải có chính sách về khoa học - công nghệ và chất lượng nguồn
nhân lực phù hợp mới đem lại hiệu quả cao. Sự xuất hiện của kinh tế tri thức đã tạo ra một bước chuyển mới trong lịch sử phát triển kinh tế - xã hội của
nhân loại. Bước chuyển từ nền kinh tế dựa trên lực lượng sản xuất mà vật chất đóng vai trò quan trọng nhất, sang nền kinh tế dựa trên lực lượng sản xuất mà tri trức, thông tin đóng vai trò chủ đạo.
- Thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Phát triển nguồn nhân lực là
đặc trưng bản chất của công nghiệp hóa, hiện đại hóa; là mục tiêu, động lực cơ bản của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Động lực ở đây
không có nghĩa là sử dụng con người như một phương tiện để có xã hội mới,
mà là quá trình hình thành nguồn nhân lực mới cũng chính là quá trình đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quá trình xây dựng xã hội mới. Quá
trình xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cũng là quá trình tạo động lực
cho xã hội phát triển. Đồng thời việc đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa là nhằm xây dựng phát triển nguồn nhân lực hiện đại.
Ngày nay, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Phát triển công nghiệp dịch
vụ phải gắn bó chặt chẽ với, hỗ trợ đắc lực và phục vụ có hiệu quả cho công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương đảng khóa IX đã nêu: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông
nghiệp; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nông
Như vậy, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là phải tạo ra những điều kiện
cần thiết về vật chất kỹ thuật, về con người và khoa học công nghệ thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả mọi
nguồn lực, không ngừng tăng năng suất lao động xã hội, làm cho nền kinh tế tăng trưởng một cách bền vững. Ngược lại, phát huy nguồn lực to lớn của con người là nhân tố quyết định thúc đẩy nhanh và sự thàh công của sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Nguồn nhân lực cho phát triển nông, lâm nghiệp: trong những năm
tới, nước ta nói chung và các huyện miền núi Thanh Hóa nói riêng, do khả năng nguồn vốn còn có hạn, nhu cầu việc làm rất cấp bách, đời sống nhân dân
còn nhiều khó khăn, tình hình kinh tế - xã hội phát triển chưa thật bền vững. Do đó, cần tập trung nỗ lực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn. Với lợi thế đất rộng, lực lượng lao động dồi dào, cần phát triển nhanh các mô hình trang trại, xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung trên cơ sở khai thác thế mạnh sẵn có với các loại cây trồng truyền thống thuộc
họ tre, nứa, mía, sắn, các con vật nuôi như trâu, bò, dê v.v… để tạo việc làm
ổn định cho một bộ phận lớn lao động nông thôn. Có như thế mới khai thác
tốt tiềm năng nguồn nhân lực tại chỗ phục vụ cho phát triển nông, lâm nghiệp
- lợi thế lớn nhất của các huyện miền núi.
- Nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp chế biến: Trên cơ sở các
vùng nguyên liệu tập trung, chuyên canh, đưa công nghệ sinh học và các
phương tiện tiên tiến vào nông nghiệp, khuyến khích thành lập mới các doanh
nghiệp chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản. Đây là cơ sở để cho
phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, có thể tiếp nhận công nghệ mới
phục vụ cho phát triển kinh tế miền núi. Các vùng sản xuất nông, lâm nghiệp
tạo ra nguồn nguyên liệu có khối lượng lớn, chất lượng cao đủ tiêu chuẩn đáp ứng của công nghiệp chế biến, tăng khối lượng và giá trị hàng nông sản xuất
khẩu, tạo ra nhiều công ăn, việc làm và thu nhập cho nông dân, từng bước
phân công lại lao động xã hội. Đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp, nông thôn.
- Nguồn nhân lực cho phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Nhờ sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, sự nỗ lực của các địa phương, hệ thống cơ
sở hạ tầng kỹ thuật các huyện miền núi Thanh Hóa đã từng bước được sửa
chữa, nâng cấp và xây dựng mới, tạo thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc. Hệ thống
giao thông liên tỉnh, liên huyện và hệ thống đường giao thông nông thôn được
nâng cấp, tu sửa, xây dựng mới tạo thuận lợi cho giao lưu kinh tế, văn hóa.
Các công trình thủy lợi để chủ động cung cấp nguồn nước cho sản xuất nông - lâm nghiệp và một phần cung cấp nguồn nước sạch phục vụ đời sống nhân
dân. Hệ thống điện cũng được chú trọng quan tâm đáng kể, các xã miền núi cơ bản đã có điện lưới quốc gia để phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Hệ thống
thông tin liên lạc được chú ý đầu tư xây dựng, các xã đều đã được lắp điện
thoại cố định.