Nguồn nhân lực cho phát triển xã hộ

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa (Trang 35 - 37)

Đối với Việt Nam, nguồn lực con người luôn được coi trọng đặc, biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Con người với tư cách là nguồn nhân lực, là chủ thể sáng tạo, là yếu tố bản thân của quá trình sản xuất, là trung tâm của

nội lực, là nguồn lực chính quyết định quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Giáo dục và đào tạo là yếu tố quan trọng để tạo ra một nguồn nhân lực

có chất lượng. Hệ thống các cấp học phổ thông phải đặc biệt coi trọng, ngoài những nội dung, chương trình theo quy định phải giáo dục cho người lao động

miền núi biết quý trọng lao động, yêu người lao động, những người làm ra sản

phẩm nuôi sống con người. Giáo dục được đặc biệt quan tâm ở các cấp học, đội ngũ giáo viên, lớp học đều được đầu tư cả về số lượng và chất lượng. Các

huyện đều có trường trung học sơ sở nội trú, có 8/11 huyện có trường trung

học phổ thông nội trú. Tỷ lệ học sinh đến trường ngày càng tăng lên.

Về chăm sóc sức khỏe được coi trọng, bệnh viện đa khoa khu vực được

thành lập và đầu tư thiết bị hiện đại, hệ thống y tế cơ sở được tăng cường về con người và xây dựng nơi khám, chữa bệnh ban đầu. Việc phòng chống các

bệnh dịch được tăng cường và đem lại hiệu quả cao.

Các hoạt động văn hóa truyền thống được phục hồi và phát triển. Hệ

thống truyền thanh, truyền hình đã về đến tận thôn bản. Việc làm cho người lao động cũng được quan tâm do các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ tăng lên. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân miền núi được cải thiện là cơ sở vững chắc để ổn định chính trị, giữ vững trật tự an toàn xã hội và an ninh biên giới.

Tuy nhiên, do kinh tế chậm phát triển nên cơ sở vật chất cho giáo dục

còn thấp kém, nhiều nơi bị xuống cấp nghiêm trọng. Trường, lớp, giáo viên thiếu (đặc biệt là giáo viên người dân tộc thiểu số) do đó trẻ em trong độ tuổi đi học tỷ lệ đến trường thấp, nhất là đồng bào sống du canh, du cư, vùng sâu,

vùng xa, vùng giáp biên giới. Nhiều hủ tục lạc hậu vẫn còn tồn tại trong một

số điểm dân cư mà chưa thể xãa bỏ ngay được. Trình độ dân trí thấp là nhân tố cản trở rất lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội, nhất là thời kỳ công

nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Ngày nay, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra trong bối

cảnh cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đang phát triển mạnh mẽ, thế giới đang chuyển sang nền kinh tế tri thức, đòi hỏi nguồn nhân lực nước ta cũng

phải có bước chuyển biến mới, phát triển tương ứng trong xu thế hội nhập, đây là một yêu cầu cấp bách để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp

hóa, hiện đại hóa đất nước.

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa (Trang 35 - 37)