- Về phân bố dân cư: Sự phân bố dân cư của Thanh Hóa rất không đồng đều giữa các vùng, các khu v ực Hầu hết dân cư sinh sống ở địa b àn
5- Bồi dưỡng tay nghề 165 180 180
2.2.3.1. Những kết quả đạt được trong công tác đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực
Đào tạo nghề, góp phần phát triển nguồn nhân lực các huyện miền núi
Thanh Hóa thời kỳ 2003-2007 đã đạt được những kết quả nhất định:
Một là, Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa nói chung, nhân dân các dân tộc miền núi Thanh Hóa nói riêng đã sớm nhận thức được vấn đề dân số trong
phát triển kinh tế - xã hội của vùng, nhất là khi dân số tăng nhanh sẽ tạo áp lực
lớn về ổn định đời sống bà con các dân tộc, khó cho việc cải thiện đời sống cũng như phát triển nguồn nhân lực nói riêng và cho phát triển kinh tế - xã hội.
Các chính sách về dân số, kế hoạch hóa gia đình đã được cán bộ đảng
viên, nhân dân các dân tộc triển khai và thực hiện khá nghiêm túc. Bằng việc
hạ thấp tỷ lệ sinh tự nhiên từ 24,91‰ năm 2003 xuống còn 21,33‰ năm 2007
và việc sinh con thứ 3 đã giảm từ 67,72% năm 2003 xuống còn 50,03% năm
2007 thể hiện ý chí và quyết tâm của nhân dân miền núi cho sự nghiệp phát
triển kinh tế - xã hội. Bằng việc giảm tỷ lệ sinh, đã đóng góp mức tăng thu
nhập bình quân đầu người, giảm sức ép về gia tăng dân số đối với những yêu cầu bức xúc về chi phí cho các nhu cầu xã hội cơ bản, góp phần ổn định đời
sống nhân dân, xãa đói giảm nghèo.
Hai là, chất lượng nguồn nhân lực của các huyện miền núi được nâng
lên một bước thông qua hệ thống đào tạo nghề cho người lao động. Mặt bằng
dân trí, trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật của dân số và nguồn nhân
lực cũng như vấn đề việc làm, thu nhập, đời sống của người dân từng bước được cải thiện. Xét theo trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực các
huyện miền núi Thanh Hóa đã được nâng lên đáng kể. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng lên rõ rệt, năm 2003 là 17,31% trong đó qua đào tạo nghề là 9,62%
tăng lên 25,05% lao động qua đào tạo, và qua đào tạo nghề là 17,26% năm 2007. Lao động có nhu cầu đào tạo ở trình độ trung cấp nghề có xu hướng tăng nhưng chậm so với nhu cầu và chiếm tỷ trọng rất nhỏ đối với số lao động qua đào tạo nghề. Điều này thể hiện được trình độ tay nghề, trình độ chuyên
môn kỹ thuật của lao động các huyện miền núi còn nhiều bất cập, cần phải có