Chính sách đối với giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa (Trang 98 - 100)

- Về phân bố dân cư: Sự phân bố dân cư của Thanh Hóa rất không đồng đều giữa các vùng, các khu v ực Hầu hết dân cư sinh sống ở địa b àn

5- Bồi dưỡng tay nghề 165 180 180

3.2.3.2. Chính sách đối với giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề

Để có được chất lượng đào tạo nghề, trước hết phải quan tâm thực sự

tới đội ngũ giáo viên. Hiện nay, số giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề đảm

bảo chuẩn theo quy định tại Điều 58 của Luật dạy nghề mới chỉ có ở Trường

Trung cấp nghề miền núi, còn tại các cơ sở dạy nghề khác của các huyện

miền núi Thanh Hóa chưa đáp ứng theo chuẩn. Giáo viên dạy nghề chủ yếu là kiêm nhiệm, hoặc kiêm nhiệm theo thời vụ, những giáo viên dạy nghề chính quy đúng như quy định ở các Trung tâm dạy nghề hoặc Trung tâm giáo dục thường xuyên và Dạy nghề rất ít và hầu hết, họ không có trình độ nghiệp vụ sư phạm. Sở dĩ có tình trạng này là do chính sách thu hút, ưu đãi đối với giáo

viên dạy nghề chưa thỏa đáng, chưa thu hút được người tài, có tâm huyết.

Nghị định số 61/2006/CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ mới áp dụng chính sách ưu đãi đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục ở các trường chuyên biệt ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt đặc biệt khó khăn, và cũng

cấp theo theo lương còn các chính sách ưu đãi khác chưa có. Đồng thời chính

sách này cũng chỉ mới dừng lại cho một bộ phận nhỏ giáo viên và người làm công tác quản lý giáo dục thuộc khối phổ thông, giáo viên dạy nghề chưa được áp dụng. Do đó để khuyến khích và thu hút giáo viên dạy nghề giỏi kể

cả lý thuyết và thực hành, những cán bộ làm công tác quản lý dạy nghề có năng lực và kinh nghiệm cần có chính sách ưu đãi riêng biệt.

- Phải xây dựng và hoàn thiện chế độ, chính sách tuyển dụng, sử dụng, đào tạo bồi dưỡng, kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên dạy nghề; xây dựng

tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức giáo viên dạy nghề. Có các chính sách đặc thù nhằm khuyến khích, thu hút nghệ nhân, những người có kinh

nghiệm và tay nghề cao trong sản xuất … làm giáo viên dạy nghề. Thực hiện chính sách ưu đãi về tiền lương, các khoản phụ cấp ưu đãi theo lương đảm

bảo họ có thể sinh sống ở mức khá với nguồn thu nhập từ công việc chính của

họ là giảng dạy và truyền nghề cho người lao động. Bởi người giáo viên dạy

nghề ngoài trí tuệ và sử dụng các công cụ chính của họ như những giáo viên phổ thông khác khi lên lớp là cây bút, viên phấn, cái bảng, họ còn phải sử

dụng thành thạo những thiết bị đơn giản như cái kìm, bút thử điện cho đến

những thiết bị hiện đại trị giá hàng tỷ đồng như máy cắt gọt kim loại, các thiết

bị kiểm tra hàn v.v…Do đó phải có các chính sách, chế độ riêng biệt thể hiện

sự ưu đãi thực sự đối với giáo viên dạy nghề.

- Căn cứ vào điều kiện thực tế ở từng địa phương, phải có chính sách hỗ trợ đất ở, hỗ trợ kinh phí để họ làm nhà, gắn bó lâu dài với miền núi, dân

tộc. Nhà nước cần quy định cụ thể đối với giáo viên và cán bộ làm công tác quản lý dạy nghề ở miền núi từ năm thứ 5 trở đi, mỗi năm được hỗ trợ một

khoản kinh phí nhất định để họ tích lũy xây dựng nhà ở, đảm bảo sau khoảng

và cán bộ quản lý dạy nghề xác định gắn bó lâu dài với miền núi, dân tộc có

thể làm nhà kiên cố để ở. Có như thế giáo viên mới yên tâm công tác, chất lượng đào tạo nghề mới được ổn định và nâng lên đảm bảo đáp ứng yêu cầu

thị trường sức lao động phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

- Xây dựng và thực hiện chế độ phụ cấp lưu động cho giáo viên dạy

nghề, người làm công tác quản lý dạy nghề, bởi trong quá trình tổ chức dạy

nghề, chuyển giao công nghệ cho lao động miền núi, các thầy giáo, cô giáo

không chỉ thực hiện ở các cơ sở dạy nghề tập trung mà còn tổ chức dạy nghề,

chuyển giao kỹ thuật lưu động tại các làng, bản.

- Có chính sách hỗ trợ kinh phí để giáo viên dạy nghề và người làm công tác quản lý dạy nghề được tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và học tiếng dân tộc thiểu số.

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)