Quy hoạch mạng lưới các trường nghề, trung tâm dạy nghề

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa (Trang 94 - 95)

- Về phân bố dân cư: Sự phân bố dân cư của Thanh Hóa rất không đồng đều giữa các vùng, các khu v ực Hầu hết dân cư sinh sống ở địa b àn

3.2.2.Quy hoạch mạng lưới các trường nghề, trung tâm dạy nghề

5- Bồi dưỡng tay nghề 165 180 180

3.2.2.Quy hoạch mạng lưới các trường nghề, trung tâm dạy nghề

Tiến hành sắp xếp quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở đào tạo nghề theo hướng đa dạng hóa ngành nghề và loại hình đào tạo nghề. Tập trung đầu tư

xây dựng Trường Trung cấp nghề miền núi trở thành trường dạy nghề trọng điểm của khu vực, đảm bảo đến năm 2012 trở thành trường Cao đẳng nghề

thực hiện đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, tập trung vào các nghề

mũi nhọn; đồng thời coi đó là hạt nhân đối với các trường dạy nghề, các trung

tâm dạy nghề khác tại các huyện miền núi trên tất cả các phương diện như: hỗ

trợ giáo viên dạy nghề; thực hiện đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ cho giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; là cơ sở

thực hành các nghề mà các trường và trung tâm dạy nghề khác chưa có điều

kiện đầu tư trang thiết bị.

Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức kinh tế xã hội,

các doanh nghiệp và cá nhân ở mọi thành phần kinh tế đầu tư thành lập và xây dựng hai trường trung cấp nghề tại Đồng Tâm huyện Bá Thước và Bãi Trành huyện Như xuân; thành lập mới các trung tâm dạy nghề ở 11 huyện miền núi

của tỉnh trên cơ sở tách từ trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề để

thực hiện việc đào tạo nghề tại chỗ, những nghề gắn liền với phong tục tập

quán sản xuất truyền thống của người dân miền núi. Đồng thời từng bước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị để tổ chức đào tạo nghề ở trình

độ sơ cấp, trung cấp cho lao động có nhu cầu làm việc tại các doanh nghiệp

yêu cầu trình độ tay nghề cao hơn, có tác phong lao động công nghiệp đáp ứng nhu cấu lao động kỹ thuật tại chỗ và tăng nha quy mô, chất lượng lao động ngành nông, lâm, thủy sản.

Các trung tâm dạy nghề ở các huyện hình thành nên một mạng lưới dạy

nghề mà hạt nhân là Trường Cao đẳng nghề miền núi để thực hiện việc liên kết đào tạo những nghề mà các trường, các trung tâm chưa có điều kiện thực

hiện như: đội ngũ giáo viên, trang thiết bị thực hành nghề. Đồng thời thông

qua mô hình liên kết đào tạo này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người học

nghề khi họ chưa thể đi học xa, hoặc với đối tượng học nghề là nông dân, hoặc các hộ nghèo v.v…

Coi trọng công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, các xã giáp biên giới. Chuyển

giao kỹ thuật các nghề truyền thống để nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là nghề giải quyết việc làm cho nhiều lao động. Củng cố và mở

rộng hệ thống khuyến nông, khuyến ngư đến các xã để tư vấn việc làm cho

người lao động nông thôn; phấn đấu tỷ lệ lao động được đào tạo từ 27% lên

32% năm 2010 và khoảng 45% vào năm 2020.

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa (Trang 94 - 95)