Tiếp nối văn học dân gian, thơ Đồng Tháp ca ngợi truyền thống anh hùng chống Pháp, tiếp thu tinh thần chung của thể loại tự sự như truyền thuyết và truyện cổ tích (nhất là tuyền thuyết về nhân dân anh hùng). Các vị anh hùng dân tộc như Thiên Hộ Võ Duy Dương, Đốc Binh Nguyễn Tấn Kiều, hay các bà mẹ Đồng Tháp kiên cường… đã góp phần khơi gợi ký ức về chiến tranh trong thơ Đồng Tháp nói chung và thơ sau 1975 của tỉnh nhà nói riêng.
Về vấn đề chiến tranh, có nhiều tác giả bộc lộ tâm sự về quê hương, con người, tác giả luôn nhớ về tình đồng chí, đồng đội hay cảm tưởng về một khía cạnh của chiến tranh. Thai Sắc đã viết về chiến tranh từ những năm 80 thế kỷ XX, tuy nhiên ấn tượng nhất có thể bắt đầu từ những vần thơ những năm 1990. Trong tập Đối thoại với trái tim có những câu thơ làm say đắm lòng người Dưới cỏ xanh chỉ một nhúm hư vô. Đấy là cảm tưởng con người một thời nhiều ký ức, Thai Sắc cũng lần nữa cho thấy chiến tranh làm người cha già phải đội Sáu mươi mùa lửa thổi, phải tài lắm con người mới có sức chịu đựng như thế khi chiến trận biến binh Lưng mẹ tôi còng gập sáu mươi năm/ Bởi gùi dằng dặc bảo dông suốt đời/ Tóc cha tôi chưa xanh đà bạc đỏ/ Vì đội cả sáu mươi mùa lửa thổi.
Đỗ Ký, một nhà thơ có quê hương ở tỉnh Đồng Tháp với cá tính tinh khôi, cách xử sự tình người của mình đã làm rung động lắm con tim. Chuyện trong nghĩa trang là một dòng cảm xúc khi chính tác giả khơi lại từng chuyện anh hùng của bao người đi trước Suốt một thời, cách mạng là chiến đấu hi sinh/ Ta ngã xuống, nhường đồng đội mình phần sống/ Nhưng đến thành công bạn có tên xoay chiều lí tưởng/ Chỉ hám sang giàu vun vén lợi quyền riêng [22, 42].
Lại Trí Huệ trong bài Bước Việt Nam có khát vọng đơn sơ hơn mọi điều đơn giản, đó là một mong muốn rất tình người, không muốn ai phải ngã xuống khi chiến tranh còn nhiều mất mát đau thương. Đằng sau nhiều khát vọng thì khát vọng cuối cùng trong tứ thơ là khát vọng vô biên và tuyệt đích Trên đất này máu cha tôi đã đổ/ Bè bạn tôi nơi này đã yên nằm/ Tôi chẳng muốn thêm nhiều người ngã xuống/ Nên sẵn sàng bước theo bước Việt Nam. Đề tài này lần nữa được Thai sắc góp công vào những năm cuối thế kỷ XX. Trong tập thơ Ta về với gió với bài Những chóp núi Trường Sơn đã khắc họa nét hào hùng kì vĩ của đoàn quân trùng điệp hi sinh vì tổ quốc, nhân dân Tôi sinh ra như một sợi chỉ mành/ Đem buộc vào rừng thời non sông đánh giặc/ Điệp trùng điệp trùng mái lều xanh ngắt/ Những chóp núi bình yên che mát khúc quân hành. Điệu nhịp hành quân còn vang vọng mãi với thời gian, Năm 1975 là tác phẩm mang nét anh hùng vĩ đại Những lá cờ sương gió giữa trong xanh/ Cơm chẳng kịp nhai và đi như chạy/ Cả nước hóa trẻ thơ ngày hôm ấy/ Nghe đâu đâu cũng vang nhịp quân hành. Đó còn là nỗi niềm tiếc nuối khi phải chia xa, người đi kẻ ở, lời thơ ngọt ngào chứa lắm nỗi thương đau của Thai Sắc trong Trường Sơn, nghĩa trong xanh
âu cũng là kết quả của chuyến thực tế chiến trường xưa. Các anh khuyết danh trong nghĩa trang làng/ Còn mãi phương nào như thiên thần không tuổi/ Mẹ bao lần nhờ nhắn tin tìm đội/ Tần tảo hai mươi năm chưa tìm được các anh về. Hoặc ở bài Về Xẻo Quýt, TrầnTấn Thảo dựng lên hình ảnh chiếc nón tai bèo hay con đường hành quân gian khó mà vui tươi. Năm tháng tư gợi nhớ/ Mùa chiến dịch năm xưa/ Đường hành quân mở rộng/ Chùm lá đỏ đong đưa… Nắng xuyên qua vòm lá/ Rụng xuống nón tai bèo/ Gốc tràm nghe tiếng cá/ Khua làn nước trong veo hay đó còn là Bữa cơm chiều nuốt vội/ Đồng đội đã qua sông. Càng tha thiết hơn, tác giả bài Một chuyến ở Long Hưng - Trần Tấn Thảo đã vẽ chân dung người du kích, chị giao liên căm thù giặc quyết làm tròn nghĩa vụ trả nợ non sông và đất nước Ngày cha con vào du kích/ Mẹ vụng về xếp tờ lịch làm tư/ Chiến đấu liên miên không kịp viết thư từ… Mấy cuộc chia tay/ Một thời chống Mỹ/ Tờ lịch năm xưa mẹ cất kỹ trong gương/ Trên mỗi chiến công/ Trên mỗi chặng đường/ Có bóng dáng thân thương/ Anh du kích miệt vườn xẻo Quýt. [13, 1037]. Chiếc nóp năm xưa tác giả cũng bộc lộ ký ức về chiếc nóp thời chiến, giá
trị quý hiếm giúp các anh vệ quốc hay chú dân quân Bên nhau qua mấy mùa chinh chiến/ Chiếc nóp bây giờ ai nhớ không?
Một tác giả có tiếng nói riêng thơ Cách mạng, Hữu Nhân trong tập Bài ca về những dòng sông đã nhấn mạnh sức bi hùng của dòng sông anh dũng, chùm thơ bốn bài này đã minh chứng rằng đề tài này như lần nữa tiếp tục nhắc đến ký ức chiến tranh Chỉ sợ lòng anh giờ đã trở nên kiệt cạn/ Bâng quơ những câu hát vô tình/ Sông nhận hết về mình những nỗi đau tháng năm trần tích. Thơ Hữu Nhân như những bài dân ca làm trỗi dậy tiềm thức con người dù đó là không gian chiến trận hay không gian yên nghỉ của con người. Người đại tá già trầm ngâm/ Đứng lặng im trước hàng bia liệt sĩ/ Nhận diện bạn bè qua từng địa chỉ/ Mỗi tuổi tên ngời sáng những chiến công. Nếu ở Thai Sắc có nhan đề bài thơ
Năm 1975 thì Hữu Nhân cũng có bài thơ Viết cho ngày 30 tháng 4. Ngày này với Thai Sắc, mỗi người đã hóa lại trẻ con, còn Hữu Nhân với chùm thơ 3 bài đã tạo được nét đẹp vốn có của miền Nam thống nhất đất nước Hai mươi mốt năm dằng dặc khổ đau/ Ta gom lại một ngày chiến thắng/ Và cái phút cờ ta tung cao khắp Dinh Độc lập/ Cả nước ôm chầm nhau cùng hát khúc hoan ca [40 ,43]. Phần lớn ở tập thơ này, tâm sự của Hữu Nhân như một sự đồng vọng tha thiết, như một lời ca về những chiến công oai hùng vĩ đại.