Ngoài cảm hứng ngợi ca, suy tư sâu lắng thì cảm hứng phê phán trào tấu xuất hiện không nhiều, nhưng vẫn có mặt để góp công làm nên chất lửa trong thi ca Đồng Tháp, mang cảm hứng của một dòng văn học Nam bộ nồng nàn trầm lắng. Cảm hứng phê phán trào tiếu trở thành một cảm hứng mạnh mẽ xuất hiện rõ ở thể ca dao dân ca - thơ văn quần chúng; còn ở diện mạo thơ Đồng Tháp sau 1975 chủ yếu là ở nét châm biến mỉa mai hay phản ánh cuộc sống bằng thơ trữ tình nhưng qua cái nhìn phản kháng đôi khi miêu tả hơi phô trương với tâm thế ngợi ca vẻ đẹp anh anh hùng thời chiến, sự thay đổi các sự vật hiện tượng quanh thi nhân. Cảm hứng này là một dạng nhỏ trong cảm hứng trữ tình.
Thơ văn quần chúng có những tài ca dao đậm nét phê phán trào tiếu, Thơ văn Đồng Tháp (tuyển tập I, II), các tác giả đi nghiên cứu sưu tầm xây dựng nên, có thể xem đây là một công trình tốn nhiều công sức của người tìm thơ sưu tầm trong nhân dân từ xã đến các huyện. Một số bài ca dao từ cảm hứng phê phán trào tiếu nhưng rất đậm sâu ý nghĩa. Chồng tao đang buổi đi cày/ Tàu bay bây bắn nát thây giữa đồng/ Thù cha rồi lại thù chồng/ Tao quyết đi học khóa xung phong nầy/ Tao thì thề độc với lũ bây/ Quét sạch lũ mầy, làng xóm mới yên
(Xã Thanh Mỹ - Tháp Mười) [10, 70] . Bài ca dao phản ánh nét đẹp người phụ nữ làng quê với lòng căm thù giặc sâu sắc thề không đội trời chung với chúng.
Riêng tình yêu trai gái thời chiến vẫn có mối tình đẹp sẽ son sắt mà không kém phần vui nhộn, vẹn chữ tình thì dẫu dãi gió dầm sương, lội núi trèo đèo, lội bùn vượt suối… vẫn một lòng vì tình yêu. Dẫu có lãng mạn, hư ảo mà rất thực với đời người lính Gió đẩy gió đưa gió về Đồng Tháp/ Mưa dầm dề ước áo chiến binh/ Thương anh cho vẹn chữ tình/ Nắng mưa mặc kệ, bùn sình quản chi (Xã Mỹ Long - Cao Lãnh)… Tố cáo tội ác giặc, ca ngợi con người Đồng Tháp anh hùng, kiên trung, thơ văn quần chúng Đồng Tháp có những câu ca dí dỏm Ai về Đồng Tháp mà xem/ Xe tăng quân pháp cán nhằm địa lôi hoặc Ai về đất thép Thủ Ô/ Mà xem con gái đắp mô đào hầm (Ca dao Đồng Tháp Mười).
Mãi đến những năm 60, cuộc chiến Đồng Khởi ở Kiến Phong đã được lòng người đoàn kết, nhân dân vang dậy tiếng căm thù; Tác giả Lý Thuận Khanh với Tiếng mõ đồng Khởi có những câu thơ mang âm hưởng cảm hứng phê phán cụ thể, phê phán tố cáo bọn giặc Mỹ xâm lược Tiếng não căm thù dậy núi sông/ Đấu tranh kiên quyết triệu muôn lòng… Vì thế mà Còn quân Mỹ, Diệm ta còn đánh/ Cho nước non chung rạng ánh hồng.
Với khát vọng làm lính cụ Hồ, lớn lên sẽ đánh Tây, Bảo Định Giang - một nhà thơ Đồng Tháp đã viết cho thiếu nhi bằng tình cảm con người chân thận, con người cảnh nước mất nhà tan, đồn giặc đóng đầy, cha ông mất mát, ước mơ làm lính như đã trở thành hiện thực dẫu vần thơ có xen chút “khoa trương”: Tây đến đóng đồn/ Ai ai cũng khổ/ Bây giờ còn nhỏ/ Em làm thế này… liên lạc ngày ngày/ Lớn lên làm lính/ Tây đến em đánh/ Cho mấy anh coi (Mai sau làm lính)
[10, 185].
Trong cảm hứng phê phán trào tiếu, có những dòng thơ phê phán nhẹ nhàng như sâu sắc tinh túy, vẻ đẹp tâm hồn con người. Một số ít nhà thơ có sáng tác như thế. Hữu Nhân có nhiều kinh nghiệm trong sáng tác, đi nhiều, viết nhiều. Với tập thơ Bài ca về những dòng sông, người đọc sẽ thấy ý tưởng phê phán trào tiếu dù chưa sắc nét đến độ mỉa mai châm biếm sâu cay như Tú Xương, Nguyễn Khuyến, nhưng đậm chất suy tư khi cuộc đời còn đó lắm bể dâu. Bên nghĩa trong chiều, tác giả tâm sự Chớp mắt đã qua mấy mươi năm/ Thế sự dần xoay thăng trầm thay đổi/ Người nằm xuống hồn nhiên cùng cây cỏ/ Người đứng đây trĩu nặng ưu tư/ Trộm cắp, mãi dâm, móc ngoặc, tham ô/ Càng lúc càng tinh vi xảo quyệt/ Ngày ngày phải đối đầu cùng thiện ác/ Trong giấc ngủ chập chờn lại thấy bạn bè xưa [40, 12]. Hữu Nhân thay lời “người đại tá già” suy tư sầu não khi ngày xưa đồng đội gắn bó bên nhau, ngày nay tình quân dân, đồng chí không còn, thay vào đó là những tệ nạn phải diệt trừ mang lại bình yên cho nhân dân, nghĩa vụ xưa chống giặc ngoại xâm, nay chống giặc tham nhũng, giặc tệ nạn… Những cám dỗ đời thường tưởng chừng gục ngã/ Đồng đội mĩm cười thúc giục đứng lên/ Bao bộn bề lo toan vất vả/ Giữa bạn bè thấy lại ấm niềm tin. Trong cuộc sống con người đôi khi phải đối diện với thiện ác tranh nhau chỗ trú, kẻ bạo tàn cướp giật với lòng tham làm cuộc sống vốn nhộn nhịp càng thêm xô bồ, ồn ã.
Cũng tâm sự ưu tư trăn trở, theo sau là cảm hứng phê phán cuộc sống hôm nay, thật giả khó lường, lời thật không tin, dối lừa dễ lọt tai. Hữu Nhân với
Khi ta gọi nhau là đồng chí đã khái quát sâu rộng hiện tượng này. Mặt quen mặt đầu thì xa lạ/ Dối trá thẳng như tên, lời thật phải kiếm cớ đi vòng hoặc Khi ta sợ hạt cát nhỏ nhoi làm bẩn đôi giày ta bóng lộng/ Ta đâu hay những ích kỷ tầm
thường hóa sỏi đá lòng ta và Xin chớ đem đồng chí mình lên bàn cân ngã giá/ Có nhiều thứ không thể mua bằng bạc nén vàng rồng [40, 14]. Bao nhà thơ đã nhìn thấy sự đời, nhưng có mấy ai tìm trong lòng cảm hứng để phê phán trào lộng, dạy người ta tiến bước hoàn thiện nhân cách thoát khỏi thói sân si Về chùa cũ
của Hữu Nhân là một cảm nhận khác khi con người mê muội, đắm say ở cỏi vô thường để rồi cuộc sống ngày nhiều ưu muộn. Chùa cũ ta về tỉnh cơn mê/ Ô hô! Người cũ chẳng chịu về/ Không mây vẫn thấp mờ sương khói/ Ta quá rõ mình nên sân si [34, 35].
Cảm nhận suy tư sự đời, tình người từ Thai Sắc, Hữu Nhân và Đỗ Ký đến Thu Nguyệt hay các nhà thơ khác đã mang đến người đọc cái cảm hứng lạ thường. Có hai câu hỏi đặt ra mà không phải để trả lời, ở bài thơ Khóc Mỵ Nương, Thu Nguyệt cho độc giả một cảm xúc nghẹn ngào khó tả Đốt nén hương khấn vào truyền thuyết/ Nàng Mỵ Nương leo núi ngẩn ngơ buồn/ Sóng Thủy Tinh phía sau và đá Sơn Tinh phía trước/ Tình yêu khóc phía nào cho đỡ cô đơn?. [34, 45]. Xin mượn truyền thuyết để rõ lời tâm sự, Thu Nguyệt như dạt trôi ở một phiến tình lạc lõng, tâm sự cô đơn, nỗi niềm này biết tỏ cùng ai? Tình yêu giả dối - thực tựa vàng thao lẫn lộn tài nào phân rạch. Có ai người yêu thực sự Mỵ Nương/ Lòng háo thắng lấy tình yêu làm bệ/ Kẻ sóng gió đã đành không ân huệ
và rồi Người núi rừng được thế, liệu thành tâm?. Thu Nguyệt trở về cõi hư vô, nhang khói hương buồn cho cuộc sống xa xăm, số phận tình duyên nơi nào là tuyệt đích? Khói hương buồn hay về xa xăm/ Người truyền thuyết nối cầu trao số phận [34, 45].
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT THƠ ĐỒNG THÁP SAU 1975 2.1. Thể thơ tự do trong thơ Đồng Tháp
Thơ ca, một thể loại văn học nằm trong phương thức trữ tình nhưng đặc trưng của nó hết sức đa dạng, nhiều vẻ. Thơ là biểu hiện nội tâm, thế giới cảm xúc và tình cảm, do đó thơ tác động đến người đọc vừa bằng sự gợi cảm sâu sắc, vừa gắn với khả năng suy nghĩ cảm xúc.
Thơ, hình thức sáng tác của văn học phản ánh cuộc sống thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu. Từ đó có thể hiểu đúng về thơ mà Lê Bá Hán - Trần Đình Sử đề cập trong Từ điển thuật ngữ văn học “thơ là hình thái văn học đầu tiên của loài người vì trong lịch sử văn học của nhiều dân tộc từ thế Kỷ XVII trở về trước, nói đến thơ ca là nói đến văn học” [17, 309 - 310].
Thơ có nhiều loại thể khác nhau, theo các nhà nghiên cứu, nếu tính luôn thơ vịnh sử, thơ phóng dụ hay thơ vịnh vật thì khoảng trên 10 loại, trong từng loại lớn này có nhiều thể khác nhau, ví dụ thơ tự do chỉ có một, nhưng thơ Đường luật có thất ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú... Ở Việt Nam, thơ tự do xuất hiện từ nhu cầu đòi hỏi thơ phải đi sát cuộc sống hơn cho nên thơ tự do có khả năng đáp ứng nhiều yêu cầu cuộc sống thời hiện đại, gần gũi, tự do, phóng khoáng không bị gò ép về niêm luật vần điệu.
2.1.1. Khái lược về thơ tự do
Theo nhóm giáo sư Lê Bá Hán - Trần Đình Sử trong Từ điển thuật ngữ văn học, thơ tự do là thơ có hình thức cơ bản khác với thơ cách luật ở chỗ không bị ràng buộc vào các qui tắc nhất định về số câu, số chữ, niêm đối…và là loại căn bản có phân dòng rồi xếp song song thành hàng, thành khổ. Thơ tự do là thơ phân dòng nhưng không có thể thức nhất định và có thể mở rộng câu thơ, kéo dài câu thơ thành hàng chục tiếng hoặc xen kẻ câu dài ngắn khác nhau” [17, 318-319]. Bài thơ Tình già của Phan Khôi, Đất nước của Nguyễn Đình Thi,
Hoan hô chiến sĩ điện biên của Tố Hữu hoặc Mưa của Trần Đăng Khoa là những ví dụ cơ bản.
Thơ tự do còn có thể gọi là thơ mới, ra đời trong quá trình hiện đại hóa thơ ca giai đoạn 1932 - 1945 (còn gọi là phong trào thơ mới) và đạt nhiều thành tựu rực rỡ. Đây là một loại thơ khác xa với thơ cách luật (thơ luật Đường) vì đã thoát ra ngoài quy phạm khắc khác của thơ của thơ Đường luật, tất cả những niêm luật, vần, nhịp, đối đều rất tự do. Có lẽ theo yêu cầu thời đại, thơ tự do
xuất hiện để thích ứng với tâm tư nguyện vọng và cũng theo kịp phát triển của xã hội tân thời mà thơ trung đại không còn phù hợp trong thời buổi bấy giờ.
Thơ tự do được hiểu đúng nghĩa là sự giải thoát mọi ràng buộc của cái cũ, trong đó có ràng buộc về ngữ âm hoặc ngữ nghĩa. Có nghĩa là ngôn từ thi ca có khả năng tạo ra một hệ hình ngữ pháp âm thanh hoặc ngữ pháp ngữ nghĩa hoàn toàn mới.Thơ tự do không hạn định theo số câu số tiếng miễn sao tạo cảm hứng dâng trào theo dòng cảm xúc mãnh liệt của nhân vật trữ tình và cứ trải theo dòng cảm xúc ấy, dòng thơ xuất hiện. Có thể xem bài Tình già của Phan Khôi là một phát súng báo hiệu cho sự ra đời thơ tự do. Tản Đà ngày nào cũng gửi gắm tâm sự qua hai câu
Nếu không phá cách vút điệu luật Thì sẽ khó cho thiên hạ đến bao giờ.
Phan Khôi gửi gắm tiếng lòng qua những dòng thơ mới cách xa quy luật vốn có thơ cũ - thơ Đường luật.
Hai mươi bốn năm xưa, một đêm vừa gió lại vừa mưa
Dưới ngọn đèn mờ, trong gian nhà nhỏ, hai mái đầu xanh kề nhau than thở Ôi đôi ta, tình thương nhau thì vẫn nặng, mà lấy nhau hẳn đã không đặng Để đến nỗi tình trước phụ sau, chi cho bằng sớm liệu mà buông nhau!
Người ta có thể nhầm lẫn thơ tự do và các thể thơ năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng vì tính năng phóng khoáng tự do của thể thơ này. Tuy nhiên đó là cách hiểu theo các nhà nghiên cứu giai đoạn đầu khi thơ mới xuất hiện. Nhưng sau này, khi lí luận nghiên cứu thơ ca phát triển thì những thi phẩm có cách hiệp vần (như các tác phẩm sau) không được xem là thơ tự do, trái lại, đó là thơ cách luật
Thơ 5 tiếng được các nhà thơ đặc biệt chú ý, Tình ca ban mai Chế Lan Viên cũng là một ví dụ cho cách so sánh hiện thực để nâng lên thành phản ánh cuộc sống độc đáo, xúc cảm vô cùng. Tuy nhiên, cách gieo vần như “hết” và “biết” trong các câu thơ sau lại không thể xem bài này là thơ tự do
Em đi, như chiều đi Gọi chim vườn bay hết Em về tựa mai về Rừng non xanh lộc biết Em ở trời trưa ở
Nắng sáng màu xanh che Tình em như sao khuya Rải hạt vàng chi chít Sợ gì chim bay đi
Tình ta như lộc biết Gọi ban mai lại về…
Còn thơ 7 tiếng hay 8 tiếng cũng tương tự vậy? Trong bài thơ Trở về quê nội - Lê Anh Xuân như trở lại con đường tình yêu đầy lãng mạn với vầng thơ trong sáng tự nhiên, phóng khoáng và thanh thoát tựa thể thơ tự do vậy
Em ơi! Sao tóc em thơm vậy Hay em vừa đi ra vườn sầu riêng Ta yêu giọng em cười trong trẻo Ngọt ngào như nước dừa xiêm Yêu dáng em đi qua cầu tre lắc lẻo Diệu dàng như những nàng tiên Em là du kích, em là giao liên Em chính là quê hương ta đó
Mười một năm rồi ta nhớ ta thương.
Như vậy, thơ tự do, như thế vẫn có hạt nhân thi pháp của nó chứ không hoàn toàn tự do tùy tiện. Không đơn giản là tự do hình thức với lượng câu chữ dài ngắn khác nhau mà quan trọng hơn là tự do ở chất lượng biểu đạt: một nỗ lực thoát ra khỏi cơ chế tự động (hay thói quen) của ngôn ngữ tự nhiên và cả cơ chế tự động về âm luật của các thể thơ truyền thống. Các thể thơ Việt nam rất đa dạng và phong phú: Năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, hỗn hợp, tự do, thơ - văn xuôi,…Chúng vừa tiếp nối luật thơ trong thơ truyền thống, vừa có sự cách tân độc đáo để thích ứng với yêu cầu thời đại.
2.1.2. Vài nét về thơ tự do trong thơ Đồng Tháp
Thơ tự do trong thơ Đồng Tháp từ 1975 đến nay chiếm số lượng rất lớn. Bởi lẽ, nếu lấy ngẫu nhiên 10 tập thơ thống kê ta thấy thơ tự do chiếm khoảng 70% số lượng bài thơ. Đơn cử như Hữu Nhân với tập Bài ca về những dòng sông có 16/29 bài; Ngọc Điệp với Bâng khuâng mùa hạ có 25/30 bài; Phan Ngọc Quang với Chuồn chuồn đi học có 26/28 bài thơ tự do; hoặc với một số tác phẩm của những nhà thơ tiêu biểu như Thai Sắc, Hữu Phước, Nguyễn Bình Yên, Lê Minh Hùng thì có số ấy lại tăng lên 20%. Đối Thoại với trái tim của Thai Sắc tỉ lệ là 35 bài tự do trên 38 bài trong tập thơ; với Nguyễn Minh Hùng là con số chênh lệch không cao 30/36 - tập Hái bên đường thơ; Hữu Phước với tập
Trăng quê, 36/36 bài thơ tự do và đây là con số tuyệt đối. Ý thức của các nhà thơ Đồng Tháp về thơ tự do trong yêu cầu cách tân khi sáng tác nó rất cao. Có thể nói đây là sự kết hợp cảm hứng cá nhân và cuộc sống bên ngoài. Hơn nữa có thể nói đấy là kết quả của sự kế thừa và sáng tạo tìm tòi của các nhà thơ tỉnh nhà
nhằm phát huy vai trò của thơ tự do trong cuộc sống con người cũng như mức độ phản ánh cuộc sống qua cái nhìn độc đáo của thơ.
Thơ tự do ở thơ Đồng Tháp cũng như thơ ở một tỉnh nào bất kỳ xét về thơ tỉnh nhà nói riêng và thơ tự do trong văn học Việt Nam nói chung. Thể theo yêu cầu của nó, thơ tự do luôn thoát ra ngoài tính quy phạm nghiệt ngã từ ngàn đời của thơ Đường luật và thơ ở Đồng Tháp rất tự do với cái tôi rất cụ thể, cụ thể