Các nhà thơ Đồng Tháp luôn có tinh thần tiếp thu truyền thống của văn học Việt Nam nhất là tinh hoa văn hoá của văn học dân gian. Ngôn ngữ ca dao là ngôn ngữ của lời thoại đối đáp giao duyên, là cách tạo dựng hình ảnh sự vật hiện tượng qua ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp độc đáo mang đặc trưng của ngôn ngữ trữ tình duyên dáng. Sự tiếp thu học hỏi ấy là con đường ngắn nhất đi tới thành công trong sáng tạo văn thơ của các nhà thơ Đồng Tháp. Ở đây qua xem xét một số tác phẩm tiêu biểu, cảm nhận ban đầu là ngôn ngữ thơ Đồng Tháp tiếp thu từ ngôn ngữ văn học dân gian Việt Nam, phần lớn tiếp thu dân ca - ca dao, tức thơ ca của quần chúng ở Đồng Tháp.
Các thi hào nổi tiếng xưa như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương,…hay nhà thơ hiện đại như Nguyễn Bính, Tố Hữu đã vận dụng thành công sáng tạo ngôn ngữ văn học dân gian vào quá trình tạo tác thi ca. Thực tế cho thấy, thi phẩm của các ông đều có giá trị to lớn
trong văn học nước nhà. Có những tác phẩm thơ nhờ tiếp thu ngôn ngữ văn học dân gian đã góp phần sinh động hấp dẫn, tạo cơ hội tác giả đến gần với danh hiệu danh nhân văn hoá thế giới như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh.
Như ở phần trước đã nói, Đồng Tháp là một vùng đất dân dã trần tình, thân thương, thơ ca Đồng Tháp vì thế đang trở mình sinh sôi nảy nở xứng đáng với danh hiệu vùng đất có phong trào thơ ca phong phú, độc đáo.
Thơ ca Đồng Tháp có sử dụng ngôn ngữ của văn học dân gian nên có giọng điệu trữ tình sâu lắng ở từng cung bậc, nấc thơ của con đường sáng tác các nhà thơ. Tuy nhiên, có thể nói mức độ sử dụng ngôn ngữ ca dao của tác giả khá đậm đặc như có sự thâm nhập sâu sắc ca dao dân gian vào thơ Đồng Tháp, tiêu biểu ở các nhà thơ Thu Nguyệt, Hữu Nhân, Giang San, Ngọc Điệp…
Ngôn ngữ thơ Đồng Tháp có tiếp thu ngôn ngữ của văn học dân gian. Chính nét dân dã thôn quê của vùng đất Tháp Mười đã tạo điều kiện cho thơ Đồng Tháp mang dáng vẻ của ngôn ngữ dân gian đậm nét. Thu Nguyệt là nhà thơ của dòng sáng tác mang đậm ngôn ngữ thơ đồng vọng dân ca. Chỉ nghe qua tên một số bài thơ cũng phần nào biết được âm hưởng ca dao Một nửa vầng trăng, Lý con sáo, Ru anh, Vọng phu…là một đơn cử cho kế thừa ca dao dân ca trong thơ Đồng tháp sau 1975 Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắc lẽo gập ghềnh khó đi
Câu hát ru ngọt ngào của những bà mẹ dịu hiền giờ đây mênh man âm hưởng qua từ “cầu tre”. Từ “ầu ơ” ở trong bài Với cầu tre lại có ý nghĩa và tha thiết vô vàn.
Cầu tre như sợi dây phơi
Ai vắt lên đấy mảnh trời nhẹ bâng… Ba nhịp thôi mà chẳng gần
Nếu ai tay vịn hơn chân qua cầu
hoặc Dây phơi đầy tiếng ầu ơ
Mảnh trời ai vắt gió đưa nhẹ hều Đôi chân chưa một bước liều
Giờ cầu tre dạy biết bao điều ấy đây
Vầng trăng trong ca dao được Thu Nguyệt gửi trao tình cảm vào nâng lên thành con người có cảm tình lưu luyến, giờ đây như người bạn tâm tình của “em - kẻ lên đường”: Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in gói chiếc nửa soi dặm trường Câu thơ xưa bổng bình thường Khi hôm nay kẻ lên đường là em
Xuất phát từ câu ca dao xưa, tác giả đã tạo ta tứ thơ với ngôn ngữ gần gũi đời thường bàng bạc nổi buồn tình ái Mình chia tay nhau trong đêm/ Vầng trăng mới nửa bên thềm sân ga hoặc đó còn là tình cảm của người phụ nữ ẩn sau ngôn ngữ yêu thương Chia tay ngày trước vui nhiều/ Người ra đã trọn tình yên vợ chồng/ Vầng trăng đã kịp tròn trong/ Người ta sẻ nửa cho chồng mang theo (Một nửa vầng trăng). Có lẽ ngôn ngữ ca dao trong thơ Thu Nguyệt là kiểu cách tuyên truyền cho lời nói ngọt ngào sâu sắc trong đời sống thường nhật. Một bài thơ khác đã được gợi hứng từ bài Lý con sáo, Ai ngồi hát sáo sang sông/ Không ai tháo củi, sổ lòng vẫn bay/ Tôi nuôi sáo ngửa bàn tay/ Sao đi về, sáo đậu bay mặc lòng…và rồi lời thơ Thu Nguyệt như thủ thỉ tâm tư của người đang yêu. Ngôn ngữ ấy sao cũng lắm nao lòng Ngưng dùm lời hát hoang mang/ Kẻo mà tôi, kẻo mà chàng lỡ nghe” (Đừng…).
Bài thơ Ru tình lại một lần nữa cho người đọc biết được âm hưởng của lời ru ngọt ngào của người mẹ đưa ta vào giấc ngủ êm đềm. Lời ru là ngôn ngữ của tuổi thơ, ngôn ngữ của những gì đẹp nhất trên đời, giấc mơ nồng cháy, vị ngọt thôn quê, niềm riêng hạnh phúc…
Ngọt ngào lời mẹ ru anh
Đi qua năm tháng kết thành tuổi thơ Ru anh, em tiếp bây giờ
Tuổi thơ thì đã đi qua mất rồi Lời ru của mẹ thuở xưa
Và lời ru của người yêu bây giờ.
Không là sự tương đồng về cung bậc, sắc thái vì ngôn ngữ thời nay mang màu sắc của tình yêu nồng nàn tha thiết. Một mối tương quan sau đây có thể sánh so với nhau vì có cùng trường quan điểm, tuy nhiên, sự so sánh ấy vấn là một khập khiểng
Một thời niên thiếu đi qua
Một thời trắng áo hai tà mộng mơ Áo ngày xưa, áo bây giờ
Cổng trường nay, cổng trường xưa nhập nhoà
Ngôn ngữ của bài thơ Vọng Phu lại khác hoàn toàn với một số bài thơ có mang âm hưởng của ngôn ngữ dân gian không chỉ vì màu sắc của câu chuyện cổ tích mà còn bởi ngôn ngữ của tấm lòng da diết ấy Chị ấy năm xưa chờ chồng/ Sợ già hoá đá/ Bởi người đàn ông trở về từ biển cả/ Lòng dạ biết đâu dò/ Em nay chờ anh không có bến bờ/ Đứng cheo leo bên thềm quy luật/ Ra vào ray rứt.
Có lẽ, ngôn ngữ thơ Đồng Tháp đã vận dụng linh hoạt sáng tạo ngôn ngữ văn học dân gian không chỉ ở Thu Nguyệt mà sự thật đã ngấm ngầm vào từng
nét bút của mỗi nhà thơ Đồng Tháp. Riêng với Hữu Nhân, cách đặt tên cho tác phẩm cũng là cách gợi nhớ về nguồn cội dân dã như Nghe người yêu cũ ru con, Ca dao chị tôi hát, Bậu ơi, Nụ tầm xuân, Lý ngựa ô…là một sang tạo, từng chi tiết, hình ảnh gợi lên ngôn ngữ ca dao, dẫu đâu đó còn bẽ bàng chua xót
Ngày mới yêu anh
Chiều chiều chị ra bờ sông ngồi hát Câu chồng ta áo rách
Nước mắt chảy vào trong
hoặc câu thơ sau lại đượm buồn thương nhớ!
Ngày anh đi biền biệt
Chị thôi ra bờ sông ngồi hát
Võng à ơi…ru con chim quyên ăn trái nhãn lồng
và rồi cũng làm cho chàng thi sĩ phải hát theo Chim quyên ăn trái nhãn lồng/ Lia thia quen chậu vợ chồng sao bậu nở vội quên hơi [39, 38] . Tác giả mượn câu hát
Lý ngựa ô để giảng bày tâm sự nuối tiếc vẻ đẹp dân ca mai một theo thời gian
Còn đâu con ngựa ô ngày cũ/ Để em tra khớp bạc đón em về (Nghe câu lý ngựa ô). Đặc biệt, có thể kể đến bài Tình bậu muốn thôi có sức gợi cảm sâu sắc từ vay mượn ca dao, có thể câu ca “ví dầu” đã đi sâu vào tâm thức người dân và càng gần gũi hơn với nhà thơ Đồng Tháp; với họ, cách vay mượn này tạo ra hiệu quả cả tức thời lẫn tương lai
Ví dầu tình bậu muốn thôi Bậu cứ ra cứ gì gieo tiếng dữ Ta ở lại cắm sào bên bến cũ
Ngày bậu về đừng mặc áo vá vai… Ví dầu là thức suốt đên nay [39, 50]
Hoá ra, câu ví dầu đã làm xao động tâm tư của nhân vật trữ tình với ngôn ngữ của người đang yêu và chỉ sự trải nghiệm thời gian lúc này là hơn hết. Cũng “ví dầu” cách mở đầu tình cảm thân thương đã được Trần Thị Hoàng Anh khắc hoạ thành ngôn ngữ thơ dạt dào cảm xúc, hình ảnh con cá bống đem kho tiêu là cách “ầu ơ” ngọt ngào dịu mát Ví dầu tình bậu muốn thôi
Tình gieo tiếng dữ cho rồi bậy ra Bậu ra bậu lấy ông câu
Bậu câu cá bống ngắt đầu kho tiêu Kho tiêu để mở để hành…
Ở bài thơ Từ trong câu hát bước ra, Hoàng Anh đã cấu tứ làm câu ca dao trở thành bài thơ ý tứ, nhuần nhị Hồi mới thương em đâu biết nhà anh xa/ Lỡ rồi, lỗi với mẹ cha/ Chớ thia thia quen chậu, vợ chồng xa không đành/ Ví dầu con cá
bống đem kho tiêu/ Lỡ cay một chút cũng liều bỏ đi/ Bỏ đi thì bỏ cớ gì/ Làm tội tình con cá bống khổ vì cứ yêu. Tác giả luôn hướng tâm đến điều thiện cảm nhất, ngôn ngữ tâm tình càng làm độc giả hiểu được ngôn ngữ tình quê chan chứa, mộc mạc, giàu chất thơ. Hình ảnh con cò cũng là hình ảnh biểu trưng cho sự tần tảo sớm hôm, tăm tối vì tương lai
Con cò lặn lội bờ ao
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non
giờ đây đã thành hình ảnh chắt chiu bồi đắp cho con, tấm lòng người mẹ sao bao la vốn có Từ lời mẹ ru sớm hôm
Cánh cò lặn lội vào trong câu hò Bao điều…bao điều nhỏ nhoi
Chắt chiu ngày một đắp bồi cho con (Đêm trăng tròn).
Tất cả các biện pháp nghệ thuật, từ giọng điệu đến ngôn ngữ hình ảnh luôn có mục đích cuối cùng làm cho tác phẩm có giá trị cao hơn về ý nghĩa nội dung và hình thức nghệ thuật. Đó là sự độc đáo mà bắt buộc tác phẩm nào cũng phải thể hiện với phong cách của con người miền sông nước Tháp Mười đẹp đã làm ngôn ngữ thơ Đồng Tháp có một nét mới lạ khác thường. Điều đó biểu hiện qua ngôn ngữ thơ ca giàu cảm xúc, giàu tính nhạc và có tính tượng hình cao và có thể nói với đặc tính này, mỗi tác phẩm thơ Đồng Tháp có thể ví như chất men làm say đắm lòng người. Qua các đặt tên cho tập thơ của mình, một số tác giả đã đặt ngay nhan đề Nhịp song loan, Nhạc khúc sông, hoặc Bài ca về những dòng sông…từ đó cho thấy ngôn ngữ thơ ở các tập ấy là một kiểu giao tiếp giàu tính nhạc, ấn tượng hơn, đó là tính tượng hình cao trong từng thi phẩm. Ngôn ngữ thơ Đồng Tháp giàu tính nhạc và tính hình tượng bởi do cách gieo vần, ngắt nhịp và hơn thế đó là cách ứng tạo các biện pháp nghệ thuật độc đáo của từ láy, từ ghép hoặc điệp từ. Mỗi bài “hát” ấy, ngôn ngữ thơ ấy giúp người đọc ngân nga thành câu ca điệu hát làm say sưa lòng người hơn nữa. Với em ngày ấy của Phạm Thanh Quang đã có thể xem là một dẫn chứng
Ta đi dưới một trời hoang lạnh Chỉ có bàn tay ấp dưới bàn tay… Em tinh khiết như mùi tinh tú
Một mùi hương không thể lẫn giữa bao người Ta rực cháy suốt đời trai trẻ
Cái vu vơ khanh khách tiếng em cười.
Ngôn ngữ thơ Đồng Tháp như đã nói là giản dị, đậm nét miệt vườn chân chất thôn quê, gần gũi đời thường. Lê Minh Hùng, nhà thơ của miệt vườn đã tả tuổi thơ trìu mến, ngọt ngào với cánh đồng no gió, con diều cao bay, lưng trâu rát
nắng… Tuổi thơ tôi với cánh đồng lộng gió/ Tôi thả diều lên trăng hoá làm đôi/ Tôi tắm trên sông mặt trời vỡ vụn/ Tôi cưỡi lưng trâu phất cờ mở trận/ Tôi say mơ ngày ngắn đêm dài (Gửi về tuổi thơ - Hoàng Tiễn) có cách cảm nhận tình tứ về trăng, về cây lúa ngọt ngào thơ cùng quê hương nhà Nhìn trăng như thể trăng cười/ Nhìn đồng lúa, lúa như người tôi yêu/ Như nàng thôn nữ yêu kiều/ Khuấy trong tôi những niềm vui ngọt ngào (Đêm Tam Nông). Hình ảnh thôn quê càng ẩn sâu nơi đáy lòng thi sĩ, Thu Nguyệt đã bộc bạch
Tôi là con bé nhà quê
Quanh đâu xa cũng quẩn về bến sông (Tản mạn…)
Cũng phần nào phản ánh sắc thái nam bộ gắn liền với đồng ruộng mênh mông đất đai màu mỡ. Con người ở đây luôn gắn mình với quê hương đất nước nên dù thế nào họ vẫn nghĩ về quê hương Đồng Tháp đẹp xinh. Từ các nhà thơ tiền bối như Nguyễn Bình Yên, Đỗ Ký, Thai Sắc, Thu Nguyệt cho đến các nhà thơ trẻ như Giang San, Hoà Hiệp vẫn nồng cháy tình quê. Đó là cái cốt cách thân thiện, thứ ngôn nhữ hài hòa, cảm xúc Con cua đồng níu chặt bước hoàng hôn/ Ai lụp chụp lên xuống như dáng mẹ (Ký ức đồng - Nguyễn Bình Yên). Thời của tôi nghịch bùn số một/ Mặt mũi tấm lem, tóc cháy hoe vàng/ Mẹ tôi mắng suốt ngày như hát (Quy Luật - Thu Nguyệt). Có lẽ nét dân dã thân thương đã làm cho ngôn thơ Đồng Tháp có nhiều đặc trưng tự nhiên, gần gũi, giàu tính tượng hình và giàu cảm xúc, thi vị trong từng giọng điệu tâm hồn thơ…
Một chiếc xuồng con một tay lưới nhỏ Một đồng không lặng tờ gợn gió Một đêm mùa lũ rất đỗi bình yên Một bình minh mới nhất vươn lên
(Khát vọng mùa lũ - Thai Sắc).