Tài về các ngành nghề trong tỉnh

Một phần của tài liệu Diện mạo thơ đồng tháp sau 1975 luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 29 - 31)

Giống như các đề tài khác, ngành nghề trong tỉnh được chú ý khá nhiều, trong đó nổi bật hơn hết là ngành nông nghiệp. Có thể ngoài việc Đồng Tháp là tỉnh thuần nông còn một lí do khác được thiên nhiên ưu đãi, đất đai phì nhiêu bay thẳng cánh. Đề tài về các ngành nghề, rõ hơn là ngợi ca những giá trị văn hóa độc đáo của vùng nông nghiệp lúa nước thuở xưa. Các ngành nghề Đồng Tháp đã đi vào thơ văn dân gian thời kỳ trước 1945 như: Ai về Tịnh Thới quê ta/ Xoài thơm quýt ngọt đậm đà tình quê hay Anh đi anh nhớ Tháp Mười/ Nhớ cam Bình Thạnh nhớ người Nha Mân…Thật vậy, ai đến Đồng Tháp thuở xưa hỏi xem có gì đặc sản, người ấy được trả lời y như rằng xoài Cao Lãnh, quýt Lai Vung… Đây là hai sản vật nơi nào cũng có nhưng duy chỉ xoài cát Hòa lộc Cao Lãnh là ngon là ngọt, cam quýt cũng thế, nhưng trồng ở vùng đất Lai Vung mới đậm đà hương vị; cây nhãn Châu Thành cũng mang chút vị tình quê. Vú sữa lại càng thế!

Ở bài Nước - Thu Nguyệt đã có khái quát hình ảnh độc đáo về cánh đồng mùa nước lũ đầy ấn tượng, cảm nhận ấy phản ánh chính xác hiện thực bất kỳ một vùng nào của tỉnh khi vào lũ nước: Từng cọng rong từng thân lúa sót/ Đầm đẫm trong phù sa ngọn nguồn hoặc ở một khổ khác, tác giả cho thấy nghề chăn nuôi gắn liền cây lúa Cũng mặt nước này ba mươi năm tước/ Ta tập bơi với cái

lông vịt ước/ Trắng nổi chìm như trăng khuyết sau mây. Cũng ngay nhan đề, Thai Sắc cho thấy ngành nông nghiệp tạo ra bao hạt lúa dù vẫn còn đâu đó vất vả gian truân. Cánh đồng/ Xa hơn ánh nắng/ Nơi cha tôi lặng lờ theo bước chân trâu/ Lật những đường cày quen thuộc/ Mẹ tôi còng lưng cấy gặt. Có thể nói tác giả đã sử dụng ngòi bút để sáng tạo nên bức tranh thủy mặc có một trong bốn phương diện của ngư, tiều, canh, mục, ở đây chỉ có canh nhưng “canh” thật đơn sơ chứ không phải tiếng máy cày máy gặt như hiện nay. Một bức tranh có vẻ thuần túy với dụng cụ nông nghiệp thô sơ dân dã Lũ trẻ thuở nào nay tóc đã bạc/ Châu chấu quanh gốc rạ vẫn đầy/ Vẫn dế mèn triền cỏ gáy ran/ Huyễn hoặc đêm trăng hương lúa. Dẫu chưa làm nông dân, Thai Sắc như một người nông dân với cảm nhận riêng mình về cánh đồng giêng hai thú vị mượt mà và mang chút cổ kính

Nụ cười xanh lúa giêng hai/ Bầy trâu đủng đỉnh ban trưa/ Từng cột rơm vàng nắng.

Làng hoa kiểng Tân Quy Đông - Sa Đéc là đề tài quen thuộc được nhiều tác giả chú ý. Thai Sắc có đóng góp nhiều đề tài ở đây, tác giả ca ngợi quê hương với lắm nổi tuyệt vời Những bàn tay chai sạn/ Nâng cánh hoa mong manh/ Những nụ cười sạm nắng/ Bên màu hoa tinh khôi/ Rộn ràng ngày giáp Tết/ Làng hoa góp cho đời/ Những niềm vui náo nức/ Lên xe đi muôn nơi. Có thể cảm nhận nhà thơ là cảm nhận rất riêng. Vẻ đẹp không chỉ màu hoa xinh xắn tinh khôi, nó còn là màu đỏ thẩm của con tim nồng thắm dẫu bên ngoài có nắng cháy lưng hay bàn tay chai sạn vẫn cố góp cho đời bằng các nụ hoa tươi thắm. Người làm vườn lặng ngắm/ Mắt mơ màng xuân sau/ Bao mồ hôi lại tưới/ Cho niềm vui xôn xao. “Làng hoa Tân Qui Đông” trong sâu thẩm tâm tư người trồng hoa, niềm vui lớn nhất là được vui khi đời tươi thắm, đẹp đẽ. Ở đấy, Bạch Phần cũng có những câu thơ rất duyên dáng Em nâng đóa hồng/ Trao duyên với gió/ Mùa xuân qua ngõ/ Ghen với sắc hương hay đó vẫn cứ là nỗi cơ cực của mọi người trồng hoa chăm bẫm cho đời Qua bao tháng ngày/ Nắng che mưa đỡ/ Chờ cho hoa nỡ/ Gian khổ âm thầm/ Đất trời làm xuân/ Em trồng hoa nở/ Lời hương chưa ngỏ/ Bồi hồi ước mơ. Hơn ai hết, Bạch Phần cảm nhận được tâm sự người lao động chân chính cho nghiệp trồng hoa. Nghề nào cũng thế, trồng hoa càng cực hơn, vậy mà không vì thế người con gái làng hoa mất đi vẻ đẹp vốn có của con gái Đồng Tháp phúc hậu, thướt tha, trìu mến cứ như đóa hồng khoe sắc thắm.

Em như đóa hồng/ Hồn nhiên muôn thuở/ Tôi như trang vở/ Ép hoài hương thương… (Nói với người trồng hoa - Bạch Phần)

Cũng với hoa, chợ hoa xuân cũng được các tác giả Đồng Tháp miêu tả sâu sắc. Từ Thai Sắc, Phước Hiểu, Hữu Nhân cho đến nhà thơ trẻ Hòa Hiệp, Lê Minh Chánh, Chiêu Linh, Giang San… khôn ngớt lời suy tưởng. Ở Nguyễn

Chơn Thuần cùng sâu sắc hơn khi tả nét rung rinh cành hoa với hương đưa ngào ngạt nơi vườn hồng tuyệt mĩ: Chiều cuối năm dạo chợ hoa là một khái quát độc đáo Chiều cuối năm dạo chợ hoa/ Gió từ sông lên thoảng hương đưa/ Vườn hồng mở lối ươm hoa nắng/ Cành bướm say hương múa la đà.

Còn một số ngành nghề trong tỉnh rất tiêu biểu nhưng có thể khái quát phong phú rằng chợ Định Yên - Lấp Vò chuyên bán chiếu và các mặt hàng về chiếu cũng như dụng cụ sản xuất sản vật Đồng Tháp này tiêu biểu cho nghề thủ công gia đình, nghề nối nghiệp cha ông ở Định Yên đã có thương hiệu từ rất lâu. Tất cả nét phong phú độc đáo này làm nên dáng vẻ một Đồng Tháp phong phú các ngành nghề. Đơn giản nhất, có thể kể đến một số nghề như buôn bán kinh doanh cũng như in ấn ở thành phố Cao Lãnh cũng làm nên nét đẹp quê hương.

Thơ Đồng Tháp có nhiều đề tài phong phú, mỗi đề tài có một nét riêng độc đáo vốn có của một tỉnh có truyền thống văn hóa đa dạng như ngành nghề vậy. Còn có nhiều nghề được tác giả Đồng Tháp khái quát nhưng chưa có dịp đề cập như nem Lai Vung, bánh tráng Dinh Điền, hay mì quảng Tân Hồng…Tất cả góp phần làm nên hương vị quê nhà.

Một phần của tài liệu Diện mạo thơ đồng tháp sau 1975 luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 29 - 31)