Từ ngữ chỉ địa danh trong thơ Đồng Tháp

Một phần của tài liệu Diện mạo thơ đồng tháp sau 1975 luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 98 - 101)

Đồng Tháp là tỉnh có nhiều địa danh nổi tiếng nhưng không kém phần mộc mạc, từ đây đã tạo tiền đề cho biết bao ngành nghệ thuật khai thác và sáng tạo: điện ảnh, thi ca, âm nhạc, hội hoạ… Trong đó, thơ ca lại có điều kiện thể hiện mình rất nhiều, tức văn học có điều kiện miêu tả nhiều địa danh tên làng xã, tên căn cứ cách mạng, các khu công nghiệp cho đến các ngành nghề khác, tất cả đi vào trong thơ một cách dễ dàng.

Chỉ điểm suyết qua cách đặt nhan đề cho tác phẩm cũng dễ dàng nhận ra từng địa danh cụ thể trên điạ bàn tỉnh nhà: Cao Lãnh, Sa Đéc, Tháp Mười…

Nhớ Mỹ Hiệp, Thăm Vườn hồng Đồng Tháp - Minh Huệ, Lá thư từ Sa Đéc - Vũ Huy Hồ, Về Đồng Tháp - Nguyễn Thanh Liêm, Đêm Tháp Mười - Nguyễn Hoài Nhơn, Vườn Hoa Sa Đéc - Tâm Nhiên, Xẻo Quýt - Phan Ngọc Quang, Ý

nghĩ trước Gò Tháp - Thai Sắc, Sen Tháp Mười - Ánh Nguyệt… Địa danh nào, ở đâu các tác giả vẫn cố lột tả vẻ đẹp, nét duyên dáng của địa danh như những đặc tính vốn có của nó như thiêng liêng hay chân chất đơn sơ tươi, đẹp tinh khôi hay đau buồn chua xót khi nước lũ đi qua, đạn bom cài phá của bọn gian tà. Trần Minh Tạo đã thả hồn theo cảm hứng về vẻ đẹp của quê hương, Lai Vung có nhiều quýt hồng.

Về Lai Vung gặp trái ngọt quýt hồng Chẳng biết một năm có mấy lần bẻ hái Đôi mắt em xinh gom cả mùa con gái Vị ngọt đồng bằng em gửi mãi cho anh

hoặc còn là Trời đất nơi này bốn phía nhuộm màu xanh Hồn tứ xứ chồn bướcchân đời quê tôi [13, 792].

Tác giả tha thiết miêu tả về sen, về Bác vì Bác và sen là hai biểu tượng của sức sống tâm hồn Việt Quê tôi có cánh sen hồng/ Liền theo tên Bác có đồng lúa xanh/ Quê tôi kháng chiến liệt oanh/ Chiến công nối tiếp sử xanh rạng người; Riêng tác giả Triệu Từ Truyền đã dùng hình ảnh mùa lũ để nói về địa danh Gò Tháp thân thương

Em về đồng nắng ao khô

Anh đi thừa lại mỗi Gò Tháp cao Làm quen đêm lạ cắm sào

Thuyền về tối nọ lũ trào đứt neo [13, 1100].

Cũng mùa nước nổi nhưng Quang Tuấn đã miêu tả cảnh sắc Hoà An khác xa hình ảnh Gò Tháp ở thơ Triệu Từ Truyền. Quê tôi mùa nước nổi/ Mặt ruộng bóng như gương/ Ôm lấy những con đường/ Chảy vào lòng hị xã/ Hoà An vườn mùa hạ/ Trái chín trĩu đầy cành/ Nay làn nước trong xanh/ Cho dập dềnh tôm cá

(Hoà An mùa Thu).

Đồng Tháp hai màu mưa nắng kênh rạch chằng chịt, lũ về ngập lụt, nắng cháy đen da. Võ Hoa Thiếm đã khắc hoạ mùa hạ oi bức, “nắng cháy den da” ở bài Nắng Đồng Tháp, phải chăng ở đây là sự đối lập của hai phương cực mùa lũ, mùa khô:

Ở Đồng Tháp chúng ta

Nắng cháy đen da cho người thêm khoẻ Cho đậu tương trên đồng kết trái

Xoài vườn nhà đẹp sắc đơm hương…

Nắng Đồng Tháp bạn của người xây dựng Cho mặt bạn khỏi lầy lún

Trơn

Mùa nắng về, công trình lại cao thêm Và làn da công nhân sạm lại…[13, 1044].

Nguyễn Bình Yên miêu tả Tháng bảy ở Tân Thuận Đông với nỗi niềm ca ngợi của người con trên đất quê hương Ai để rớt xuống đuôi cồn câu dạ cổ/ Gió thổi cũng lên ngọn tóc dừa/ Xoài Đông Định thơm dần ra bờ cát/ Mùa mịn màng xanh những tiếng mưa… Đông định dịu dàng em thả tóc/ Buông vào lòng rưng rức lý trăng soi.

Đặc sản quê nhà Đồng Tháp còn nhiều, ngoài xoài cát Cao Lãnh, bánh phồng tôm Sa Giang, cua đồng, ốc… như một vị ngọt của quê hương. Riêng địa danh là khu du lịch, khu di tích hay “du lịch miệt vườn” như nhà thơ Lê Minh Hùng đã nói là điểm đến của du khách thập phương. Không chỉ thế, còn là nguồn cảm hứng dạt dào bao thi sĩ yêu quê Gò Tháp, Xẻo Quýt đã được đặc tả như vài diễn dụ như trên; còn Tràm Chim, những cái tên lưu vào “Sách đỏ” cách gọi độc đáo của nhóm nghiên cứu Nguyễn Phước Hiểu [16, 51]. Lại có không ít nhà thơ khắc hoạ vẻ đẹp ấy như Lê Đình Cánh, Hồ Thanh Điền, Lê Chính… Rồi cả nữ thi sĩ Trần Thị Hoàng Anh và Phan Ngọc Quang. Có lẽ hình ảnh đàn sếu là biểu tượng của sự thiêng liêng mà thiên nhiên chỉ ban tặng cho vùng đất Tam Nông, trái lại chưa có nơi nào đuợc như thế

Con hạc ở trời xanh Tự dưng mò củ năn

Tràm Chim, tràm chim, ơn hạc

Đó là giọng điệu ngân vang của tác giả Hồ Thanh Điền khi sáng tác Tràm chim. Còn Lê Chí cũng tỏ ra ngỡ ngàng lạ lẫm vì sức hút đất người Đồng Tháp quê ta, vì sao mà lại Không về trời/ Hạc trở lại cùng ta/ Mênh mông Đồng Tháp

(Hạc Về) hoặc đó là bức tranh thuỷ mặc đơn sơ mà huyền bí Về Tràm Chim vớt bóng hạc trong trăng/ Đem cổ tích thả vào đời ô trọc/ Để em còn ngậm hoa trong giấc mơ ngà ngọc/ Vầng trán mặt trời tinh khiết niềm tin (Xứ Hạc - Trần Thị Hoàng Anh)…

Để ghi lại ngọn nguồn cảm xúc khi tận hưởng đặc sản quê nhà, tác giả Hữu Phước đã gọi địa danh Gáo Giồng là “một thuở đào nguyên”. Quả đúng như vậy, không ngoài sản vật hiện hữu ở Gáo Giồng, những chi tiết hình ảnh này đều có bắt gặp ở đâu đó trên ruộng đồng Đất Tháp. Tuy nhiên, bài thơ Lục bát quê mình của tác giả lại là một đặc trưng cho sức quảng bá hình ảnh ở địa điểm du lịch hấp dẫn và còn hấp dẫn hơn ở tương lai.

Gáo Giồng chiu chít tiếng chim

Duyên thầm như nón quay thao Ao bà ba mũ tai bèo che nghiên Mùa điên điển, cá linh chiên Nướng trui cá lóc lá sen đậm đà Cơm gạo lứt ngọt lòng ta

Dòng kênh mang lại phù sa đắp bồi…

Vẻ đẹp Gáo Giồng không chỉ có thế mà hãy để cho cảm xúc của du khách có thêm nhiều trải nghiệm từ lời giới thiệu gần gũi mộc mạc mà đậm đà hương vị của nữ sĩ Nguyễn Phước Hiểu.

Tác giả Nguyễn Chơn Thuần cũng có cảm xúc tràn đầy khi nói về điạ danh ở Đồng Tháp nhiều vẻ muôn màu muôn sắc mang âm hưởng ngợi ca

Không trách em - dòng sông, một thi phẩm ngọt ngào của câu ca đẹp

Nhìn Sông Hậu nhớ thịt da Sông Tiền Hai mà như một đều chung cội nguồn

cũng là Sông Hậu Sông Tiền, Thai Sắc miêu tả hình ảnh mênh mông rộng lớn của nó làm lòng người như muốn choáng ngợp trước không gian bất tận của hai con sông ở chín nhánh phù sa này Sông Hậu, Sông Tiền xanh chính nhánh/ Trời cao vườn rộng, đồng mênh mông (Miệt vườn ra giêng). Cũng gần gũi thân thương khi mà Trần Minh Tạo so sánh hai con sông này qua cách gọi địa danh là quan hệ mẹ cha ruột rà ấp iu Sông tiền làm cha, sông Hậu làm mẹ/ Trở giấc bên nào cũng ruột rà ấp iu hồn/ Hình bãi nước cho tôm cá thổi thêm hồn (Sông Tiền, Sông Hậu). Có lẽ nhà thơ Khắc Chu đã phải yêu lắm quê hương Đồng Tháp mới có thể viết vần thơ cháy bổng tâm tình với số lượng địa danh dày đặc như thế này Mở cơ hội biến Cao Lãnh thành đô thị/ Xin cảm ơn/ Những tâm hồn sáng trong tuyệt mỹ/ Một đời gieo gieo, một đời cấy tinh thần/ Mở lớp văn minh, ngôi trường cách mạng/ Khói công nghiệp bốc cao/ Cụm Trần Quốc Toản/ Tấp nập đường vui/ Khu du lịch Mỹ Trà/ Vượt Cứu Long điện sáng dãy cồn xa/ Ôi đẹp quá bản đồ quy hoạch mở. (Nguyên quán của tôi).

Địa danh ở thơ Đồng Tháp xuất hiện khá dày đặt. Trang thơ của mỗi tác giả đều có hình bóng của quê hương xứ sở, vì vậy điạ danh là một kiểu cách sáng tác nằm trong nghệ thuật sử dụng từ ngữ đưa vào thơ và như là cách để thổi hồn thơ Đồng Tháp thêm trong trẻo, tinh khiết dân dã mà thiêng liêng hơn nữa.

Một phần của tài liệu Diện mạo thơ đồng tháp sau 1975 luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 98 - 101)