Phương ngữ, theo cách hiểu đơn giản là ngôn ngữ ở một địa phương nào đó và mang đặc trưng của vùng đất ấy. Đơn cử, có ba miền cụ thể ở việt nam, nên có ba kiểu phương ngữ, phương ngữ Trung bộ, phương ngữ Bắc bộ và
phương ngữ Nam bộ. Mỗi phương ngữ từng vùng có các đặc điểm về ngữ âm, ngữ pháp từ vựng khác nhau. Do phương ngữ phát sinh từ hoàn cảnh cụ thể trong cuộc sống xã hội cho nên đôi khi gần gũi và dễ nhầm lẫn với tiếng lóng, nhưng tiếng lóng có bản chất có thể không đúng đắn, trong sáng, còn từ ngữ địa phương (phương ngữ) ngược lại.
Phương ngữ vùng nào cũng vậy, do xuất phát từ hoàn cảnh cuộc sống xã hội nên được nhân dân sử dụng như một phương thức giao tiếp cụ thể phương ngữ Nam bộ thường được thể hiện bằng hệ thống ngôn ngữ cụ thể, ngắn gọn súc tính, chân tình, mang tính bộc trực cao. Có lẽ người đi tiên phong trong việc đem phương ngữ Nam bộ vào văn chương sáng tác là nhà văn Hồ Biểu Chánh, sau đó là Vương Hồng Sển, Sơn Nam, Lê Xuyên…Và cả Nguyễn Ngọc Tư. Riêng trong thơ cũng vậy, phương ngữ Nam bộ luôn là vấn đề cốt lõi khi sáng tác thi phẩm. Phương ngữ Nam bộ có nhiều từ vựng xuất phát từ nguồn gốc có bối cảnh sông nước chằng chịch, màu mỡ phì nhiêu, đồng ruộng bao la. Đặc điểm tự nhiên của miền tây Nam bộ đã sản sinh ra nhiều từ ngữ địa phương mang dáng vẻ của vùng đồng bằng sông nuớc con người mộc mạc, đơn sơ chất phác và giản dị vô cùng.
Phương ngữ Nam bộ là một trong các nhóm phương ngữ của tiếng việt và được cư dân người việt sử dụng tại khu vực Nam bộ của Việt Nam. Phương ngữ vùng này có cách phát âm từ vựng, cách sử dụng từ ngữ khác biệt hơn so với phương ngữ ở các vùng khác. Phương ngữ này còn là nơi chứa đựng các yếu tố văn hoá, phong tục tập quán sinh hoạt của con người và vùng đất Nam bộ. Biểu hiện nhất là cách phát âm thay đổi, nhiều từ đã bị đọc trệch đi có thể do quy định của chúa nhà Nguyễn hoặc do tiếp xúc với cư dân bản địa… Đây là một trong những lí do phương ngữ Nam bộ xuất hiện nhiều, độc đáo và phong phú theo thời gian.
Nhà văn, nhà thơ người sáng tác văn chương bắt buộc phải am hiểu vừa từ ngữ toàn dân vừa phải nắm sâu sắc về từ ngữ địa phương. Có vậy, tác giả mới có thể hiểu rõ mối quan hệ cũng như phong tục tập quán rồi đi đến khai thác nhiều nét độc đáo trong phẩm cách nhân vật.
Phương ngữ Nam bộ tuy ra đời có muộn hơn so với phương ngữ Bắc bộ hay Trung bộ, nhưng không vì thế mà nó trở nên nghèo nàn, hời hợt, đơn giản phiến diện. Trái lại, phương ngữ Nam bộ rất đa dạng phong phú sâu sắc vô cùng. Nó không chỉ đơn thuần là khẩu ngữ của người Nam bộ mà nó đã đi vào văn học nghệ thuật với một tư thế trịnh trọng uy nghi mà không kém phần sâu sắc tinh tuý. Phương ngữ Nam bộ đi vào ca dao đời thường. Rất nhiều bài ca dao sau miêu tả về loài vật thật dí dỏm, đáng yêu
Trời mưa cóc nhái chết sầu
Ểnh ương đi cưới nhái bầu không ưng Chàng hiu đứng dựa sau lưng
Khều khều móc móc cứ ưng cho rồi?
Ca dao truyền khẩu ở Đồng Tháp cũng không kém kiểu dùng phương ngữ Nam bộ Bọn tây như bóng xế chiều
Sao không chịu thấy còn liều theo tây Theo tây chẳng chóng thì chày
Tây mà ngã xuống thì mầy ngã theo
Mảng ca dao quần chúng chống Tây có rất nhiều thể thức giao tiếp dùng phương ngữ, câu ca dao sau 4 dòng mà có đến vài từ ngữ địa phương Nam bộ trào phúng mang ý nghĩa sâu sắc cho lòng căm thù gặc của nhân dân đất Tháp
Phen nầy tụi nó thua to
Mình đây vậy mới đỡ lo cháy nhà Mồ cha cái lũ tây tà
Cà rà ở đó rồi mà nhăn răng.
Và rồi thơ hiện đại Đồng Tháp, đặc biệt là thơ trữ tình sau 1975, ngày càng nhiều bài thơ mang trong mình âm điệu phương ngữ Nam bộ rõ nét. Xin mượn đoạn cuối bài thơ Ký ức những mùa xuân của Thai Sắc in trong tập thơ Những chiều không thời gian để phần nào tỏ rõ phương ngữ Nam bộ ăn sâu vào quá trình sáng tác của các thi sĩ dẫu ở mỗi tập thơ không nhiều lắm thế như: Như những mùa xuân xưa/ Ông bà đã xa rồi…/ Để chiều ba mươi để tối giao thừa/ Cháu ngồi sững giữa căn nhà hiện đại/ Thấy trống vắng những mùa xuân xa ngái. Tết đã về…/ Hình như tết đã qua… Ai đọc qua bài thơ cũng cảm nhận được cái tết, tết của ngày xưa và tết của ngày nay có gì khác biệt. Khi thuở xưa luôn hồn nhiên, trong sáng vui xuân, còn thời nay bao bộn bề lo toan thì cái gọi là “ngồi sững” và “mùa xuân xa ngái” của tác giả Thai Sắc là một kiểu tiếp cận thơ qua phương ngữ Nam bộ độc đáo, tinh vi.
2.4.4.2. Phương ngữ Nam bộ trong thơ Đồng Tháp.
Như đã biết Đồng Tháp là vùng đất giàu nghĩa tình là một trong số tỉnh xuất khẩu lúa nổi tiếng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Do vậy, cá tính chất phác giản dị là đặc tính vốn có con người Đồng Tháp, từ đó hình thành một phong cách giao tiếp đậm chất Nam bộ trong đó có dùng từ ngữ địa phương của vùng miền tây Nam bộ. Phương ngữ nam bộ đã đi sâu vào sinh hoạt cộng đồng, thơ Đồng Tháp do đó đậm sắc thái Nam bộ là như vậy.
Út ơi tôi sợ ngồi kề
Ngồi kề tay nhỡ chạm tay
Chiều liêm diêm lá vườn say nắng trời [13, 410].
Tác giả Lê Đình Cánh đã khắc hoạ tâm sự của chàng trai bâng khuâng lo nghĩ về ba của cô gái bắt gặp, nhưng ở câu thơ Ba ra đồng lúa chợt về thì gay, “gay” ở đây là cách nói đơn giản, thể hiện sự nguy hiểm, sợ bị la rầy quở phạt, vấn đề nghiêm trọng nhưng từ “gay” tạo nên cảm giác thân thiện mà cũng dí dỏm đáng yêu. Nhà thơ Thanh Dũng miêu tả cảm xúc đi tàu ở miền quê Đồng Tháp Ai lên Hồng Ngự, Thanh Bình/ Ngồi tàu nước ngọt, bực mình chờ mong/ Bỗng nghe phơi phới mở lòng/ Mây gòn xuống thấp bềnh bồng cõi tiên (Hoa lau). Cái bực mình của tác giả cũng là cách nói đượm màu sắc Nam bộ đặc trưng của miền sông nước, rạch ngòi chằng chịch. Ngọc Điệp khắc hoạ tiếng chèo khua mái trên dòng sông Sa Đéc về đêm, nhưng cách tả tiếng nước mái chèo lay động bằng động từ rất quen thuộc “bì bõm” là phương ngữ có thể chỉ ở miền tây sông gió nước trôi xuôi Tiếng chèo khuya khua mái
Bì bõm trên sông đêm Giọng cười hiền cô lái
Nhớ mãi lần về thăm [7, 32]. .
Nhà thơ Lê Giang cũng xuyết xao tâm sự khi nhớ về nét đẹp quê hương, ở bài thơ Nghe thèm khói nướng chuột đồng, tác giả đã dùng nhiều từ ngữ rất dân dã, gần gũi với nếp sinh hoạt của người đồng bằng sông nước Cửu Long chín nhánh phù sa bồi đắp ruộng đồng. Các cụm từ như “giậm cù gí chuột”, “la hét rần trơi”, “chắc cú” là một biểu hiện rõ nét cho đặc điểm nghệ thuật này
Một chiều về Đồng Tháp chơi suông Rủ bạn bè giậm cùng gí chuột
Tuổi trẻ ngày xưa hiện về bất chợt
La hét rần trời, hồn vía vô tư… [13, 493].
Cách cảm nhận đặc sản chuột đồng, cách chế biến chứng tỏ âu tác giả cũng là người sành ăn, nhất là đã có tuổi thơ gắn bó ruộng đồng Đừng trụng nước sôi thịt nhão không ngon/ Cứ chặt đầu lột da là chắc cú/ Không gia vị nướng trần ăn mới đã/ Hái dọc mương vườn vài nắm càng cua hoặc đó là tâm sự thiết tha khi nhớ về kỷ niệm Ăn chuột đồng chê thịt ếch, thịt gà/ Thêm một nỗi chiều chiều buồn thắt thẻo/ Nhớ muối ớt, rau càng cua, nhớ cỏ… Nhớ bạn bè gí chuột dưới mưa. Có thể nói, phương ngữ Nam bộ trong thơ Đồng Tháp có vai trò rất to lớn trong thơ ca tỉnh nhà. Bởi lẽ ngoài, nhiệm vụ phản ánh đặc điểm của vùng sông nước Tháp Mười, ngợi ca sự chân chất mộc mạc của con người. Từ ngữ Nam bộ còn là cách thức thể hiện tâm tư tình cảm cũng như có tác dụng cao khi khắc hoạ sự vật hiện tượng vốn hiện hữu ở quê nhà khi kết hợp cách nói
của người dân thuần nông. Hữu Phước vừa là một sĩ tài ba cho cách tả thực qua việc dùng phương ngữ Nam bộ. Đấy là sự ngạc nhiên tạo nên sắc thái âm hưởng dạt dào của nữ sĩ thôn quê, tập thơ Trăng quê tiêu biểu cho cách dùng phương ngữ với số lượng khá nhiều. Cứ theo lệ chợ phiên năm bửa hợp/ Khắp dân làng nô nức kẻ bán mua/ Các thứ quê bày biện khá ê hề/ Từ con cá mớ tôm, vài quả trứng…Các từ ngữ mộc mạc Nam bộ như “ê chề”, “mớ”, “vài”, “kẻ” là cách nói đời thường mà gần gũi thân thương. Hoặc ở một khổ khác trong bài cũng báo hiệu sự có mặt của phương ngữ Nam bộ
Túm tụm lại những trẻ con háo hức Tiếng lenh keng mời gọi rất vui tai Níu áo mẹ những thằng cu vòi vĩnh
Được que kem mút mãi quãng đường về [44, 4].
Không khí mùa xuân được tác giả Phước Hiểu khắc hoạ qua hoạt động chuẩn bị đón xuân của gia đình ấm cúng đậm nét quê vùng Nam bộ mà có lẽ miền Trung hay Bắc đã khác xa: Má lo tết từ hôm rằm tháng chạp
Nhổ cỏ quanh nhà, đường ngỏ tinh ươm Lặt lá mai cho vừa kịp tiết xuân
Quết bánh phồng, làm mứt gừng, mứt bí… Muối dưa cải, rồi củ hành, củ kiệu
Má không quên chọn buồng chuối thật già Để chín muồi ép phơi khô mấy xịa
Dành nếp thơm làm mấy quả bánh in Phần còn lại để gói nồi bánh tét…[44, 7].
Bài thơ Hoa dại của tập thơ này cũng có nhiều từ ngữ Nam bộ, ở đây xin trích một khổ thơ miêu tả sự nhỏ nhoi, mong manh của loài hoa xinh xắn
Những cánh hoa bé xíu Mong manh như đời hoa Dâng hết mình thầm lặng Rồi ngơ ngác rụng rời hoặc Vùng nước đọng in bầu trời xám ngắt
Đàn gà con rúc cánh mẹ lim dim
Con chó lười nằm nghển mổm ngoài hiên
Đường thôn ngủ mơ màng trong im ắng…(Mưa - Hữu Phước) rồi nào là: Ngày mỗi ngày bàn chân ta nhẹ bước
Ai đo giùm đường ấy đã bao xa Bao nhiêu năm cùng tuổi trẻ đi qua Con đường ấy còn thênh thang phía trước
(Đường xa- Hữu Phước)
Hình ảnh bà mẹ nghèo hái bông súng nuôi con, bao tháng ngày trầm mình dưới nước vẫn không bao giờ nguôi trong ánh mắt đứa con thảo hiếu Có lẽ mấy ngày qua mẹ dầm mình dưới nước/ Chân ngập bùn, đầu nắng dội, mưa chan/ Để sáng nay mang hàng ra chợ bán/ Và đổi về đôi lon gạo qua ngày (Bông Súng - Hữu Phước). Có lẽ ngoài hình ảnh mộc mạc của bà mẹ nắng dãi mưa dầm ở Nam bộ làm công việc hái bông súng đồng đổi gạo nuôi gia đình, còn là cách dùng phương ngữ miền nam “chân ngập bùn”, “trầm mình dưới nước”. Thơ Thai Sắc có cái xa ngáy của tết xưa, thơ Hữu Phước cũng có cái xa ngái, nhưng đó là cái xa ngái của vầng trăng tròn mềm mại
Bận bịu, lo toan ốm đau thiếu thốn Cha mẹ già, con dại gánh hai vai Có thể nào nâng nổi cái thơ bay
Đến biển cả, núi cao rừng sâu và vầng trăng xa ngái
Thơ Phước Hiểu sử dụng phương ngữ Nam bộ rất nhiều và như cốt lột tả hết diện mạo, khía cạnh đời sống thường nhật mà qua đó có cảm nhận chân thực sinh động. Tương tự như vậy, Bạch Phần đã gửi lại nỗi lòng qua hồn thi sĩ chân quê Nam bộ tập thơ Tiếng lòng của tác giả. Do vậy, thơ Đồng Tháp đậm dấu ấn của phương ngữ Nam bộ, tuy ở đây, ngôn ngữ toàn dân là chủ lực. Số lượng bài có dùng từ ngữ phương Nam bộ nhiều, số lượng phương ngữ vùng miền lại xuất hiện dày đặc trong cấu trúc từng bài. Bài Tình thu là một minh chứng:
Thu vàng cho lá chong chanh Cho mây rủ nắng kết thành thơ em Tình như ngọn gió trốn tìm
Em như chiếc là lật chìm bơ vơ Thu trôi qua mắt hững hờ
Tình yêu thôi nhé… đừng chờ, đừng khơi… Thu vàng chi nữa thu ơi!...? [42, 9].
hay ở bài thơ Hương tràm tác giả đã có cách đếm thời gian đặc sắc phong vị miền Nam: Hoa tràm/ Sắc trắng bâng khuâng/ Xa nhau mấy đỗi/ Còn thương nên gần!; “mấy đỗi”, “mấy bận”, “mấy lần”, là cách nói không chỉ định bộc lộ tính cách linh hoạt phóng khoáng bằng tình yêu quê ta da diết. Thi sĩ Bạch Phần đã thốt lên niềm vui bất tận của tuổi thơ ngây với trò đùa vui hồn nhiên
Tôi lớn lên đi khắp miền đất lạ Vẫn nhớ về một nhánh sông quê hoặc Tôi yêu quê yêu thắm thiết bờ sông
Bến sông quê dẫu bao lần trong dục
Vẫn dịu dàng bồi lắng phù sa (Sông quê tôi)
Tác giả đã có cách đặt tả về thiên nhiên, từ “rụi” trong khổ thơ sau là một cách nói về hiện tượng vốn có khi nếu nói chuẩn hơn là “trụi” nhưng ở đây tác giả dùng từ “rụi” mang âm hưởng dân dã miền quê Đồng Tháp
Cây rụng lá phải đâu cây rụi chết Từ cành khô ôm ấp những chồi non
Nhuần sương nắng nên hoa càng tươi sắc
Lắm gian truân nên thắm đượm màu hương (Hoa ô môi)
hoặc Thuở ấy em còn tươi áo trắng Đường về e ấp tiếng ve ngân Vô tình làm rớt bông phượng đỏ
Anh nhặt về… đêm ngủ… cứ mơ! (Bâng khuâng).
Có lẽ cũng như bao nhà thơ khác, tác giả Bạch Phần xuyến xao khi tuổi thơ đẹp đẽ đã qua, tác giả càng da diết nhớ về những kỷ niệm xưa nơi thôn quê nghèo mà vui vẻ in sâu nhiều ký ức mênh mang. Bài thơ Xa rồi tuổi thơ là cách thể hiện tình cảm quê hương có dùng nhiều phương ngữ Nam bộ làm bài thơ mang dáng vẻ của câu chuyện bình dị, cao hơn là một cuộc sống miền Nam nhiều gian khó mà tình người sâu nặng
Nhờ thời gian khó nhà quê
Cái thời chưa có điện về nông thôn Có con đom đóm chập chờm
Đêm đêm thấp thoáng quanh vườn nhà tôi Giúp đàn trẻ nhỏ đùa vui
Đèn ve chai, khúc khích cười thâu đêm Con đom đóm nhỏ dịu hiền
Mưa thu nắng hạ chẳng quên lũ trò.
Tập thơ Ngày chợt đến của tác giả Thai Sắc cũng sử dụng nhiều từ ngữ địa phương đặc trưng vùng Nam bộ: Ruộng vườn phổng phao sau lũ/ Nhà nông được phút thong dong/ Rửa tạm vết bùn năm cũ/ Lai rai tết nhứt với đồng/ Rưng rưng nâng ly rượu đế/ Chắt từ nước ngập mấy mùa/ Thương hạt lúa hiền vất vả/ Ngọt lừ vẫn chớm cay chua/ Ngày xuân được tiếng ăn chơi/ Mắt vẫn không lơi gió đồng/ Chấp tay khấn thầm trời đất [52, 48]. Bài thơ Tết về cũng có âm hưởng của phương ngữ Nam bộ Có tiếng chim khách đầu ngõ/ Chiều ba mươi chuyến đò đầy/ Buồng chuối trước bồn hé đỏ/ Cha ngồi lau ấm trà chay/ Óc ách ngòai bến heo may/ Mờ thoáng phùn rây se gió/ Tháng chạp ruộng vừa găm mạ/ Tre
vàng au lá ngõ xưa/ Mẹ lụi cụi đốt lá khô/ Quét tước vườn đông chờ tết/ Mùi khói thơm như nỗi nhớ/ Những đứa con tận phương nào [52, 44].
Hoặc bài thơ Rong chơi cũng tương tự như vậy! cách nói vướng bận, bay rợp, mê hồn, ngã… đã mang lại hơi thở của đồng quê Nam bộ chất phác thật thà còn nhiều lo toan bề bộn Chẳng xanh lại mái tóc mây đổ/ Vẫn rong chợi hoa cỏ