Những nét chính trong cuộc đời, con người, thơ ca

Một phần của tài liệu Diện mạo thơ đồng tháp sau 1975 luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 109 - 113)

Nhà thơ Thai Sắc tên thật là Cái Văn Thái, sinh năm 1953. Quê quán xã Mai Thuỳ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình. Tác giả vào Nam khoảng năm 1982. Khi Học xong Trung học phổ thông (tức lớp 10/10) năm 1970 tác giả tham gia bộ đội năm 1972 cho đến 1977 thì xuất ngũ. Từ 1978 đến 1982 tác giả học đại học tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I, khoa Ngữ văn. Sau khi tốt nghiệp, năm 1983 đến 1992 làm giảng viên tại Trường Cao đẳng Sư phạm Đồng Tháp (sau là Trường Đại học Đồng Tháp). Từ 1993 đến 2009 chuyên viên tại Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Tháp và có nhiều đóng góp tích cực cho ngành giáo dục Đồng Tháp

Từ 2010 đến nay, nhà thơ công tác tại Hội Văn học Nghệ thuật Đồng Tháp, là Hội viên của nhiều lĩnh vực văn, thơ, báo chí, văn nghệ dân gian như: Hội viên hội Nhà văn Việt Nam, Hội viên hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam, Hội viên hội Nhà báo Việt Nam, Hội viên hội Văn học Nghệ thuật Đồng Tháp…

Quá trình sáng tác: Thai Sắc sáng tác nhiều lĩnh vực khác nhau như cả về văn học và âm nhạc tuy âm nhạc chỉ có một bài nhưng mang đậm tình quê tha thiết. Về thơ có Đối thoại với trái tim - 1991 (Thơ thế sự); Miệt vườn - 1993 (Thơ về mảnh đất, con người Đồng Tháp và Đồng bằng sông Cửu long); Độc ẩm - 1996 (Thơ về nhân tình thế thái); Ta về với gió - 1999 (Thơ về nhân tình thế thái); Những chiều không thời gian - 2001 (Thơ về nhân tình thế thái);

Ngày chợt đến - 2003 (Thơ về nhân tình thế thái); Lục bát những ngày rơi - 2009 (Thơ tình); Trầm tích - 2009 (Thơ về nhân tình thế thái). Về truyện ngắn với các tác phẩm như Điểm mười (truyện thiếu nhi) - 1995; Ăng-ti-gôn - 1997;

Cổ tích chiến tranh - 2000; Miền hoa - 2010. Về âm nhạc, tác giả đã sáng tác một ca khúc khá tiêu biểu cho quê nhà Đồng Tháp dạt dào tình nghĩa. Ca khúc ấy có tên làBiển Tháp Mười - 2000.

Các giải thưởng chính: Tặng thưởng của Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam năm 2001 (tập thơ Những chiều không thời gian); Giải B giải thưởng Văn học Nghệ thuật Nguyễn Quang Diêu lần thứ nhất - 2007 (tập thơ Miệt vườn); Giải Nhất cuộc thi thơ tình lục bát do Báo Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh tổ

chức (1997 - 1998); Giải nhất cuộc thi truyện ngắn do Báo Văn nghệ Đồng Tháp tổ chức (1985 - 1987); Giải Nhì cuộc thi sáng tác ca khúc Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ I (1992).

Về những nét chính trong phong cách sáng tác: quan điểm sáng tác văn chương theo Thai Sắc, trước hết làm thơ để giải thoát chính mình khỏi ẩn ức siêu phàm của kiếp người và tình yêu. Riêng về phong cách, thơ của tác giả thiên về trữ tình kết hợp với triết luận sâu sắc.

Thai Sắc có đóng góp lớn cho thơ tỉnh nhà, là một trong những tác giả tiêu biểu của thơ Đồng Tháp, có những đóng góp nhất định cho sự phát triển của thơ Đồng Tháp đương đại.

3.1.2. Thai Sắc với “Đối thoại với trái tim”

Ai đã một lần đến với thơ Thai Sắc hẳn còn mơ màng trong tâm tưởng, vậy mà nếu ai đọc lại nhiều lần chúng ta không khỏi bắt gặp một con người với trái tim bao la đa cảm. Thế sự, nhân tình luôn ẩn hiện với ngòi bút nhân ái nhà thơ từng trải. Thai Sắc đã bộc lộ tâm trạng của mình qua tập thơ khá tiêu biểu của đời người thi sĩ đã bao năm gắn bó với quê nhà Đồng Tháp, nhà thơ vừa là cộng tác viên với báo Văn nghệ, vừa làm thơ xuất bản, càng cao cả hơn là người suốt đời vì sự nghiệp giáo dục của tỉnh nhà. Có lẽ vốn dĩ với điều kiện thứ ba này mà trái tim nhà thơ Thai Sắc luôn trăn trở với con người và cuộc đời trong tâm hồn ấy, đôi lúc như đối thoại với chính bản thân mình làm nên một con người khác trong một con người tác giả. Tựa như chủ đề của bài thơ trong tập thơ Đối thoại với trái tim thể hiện Tôi và hắn:

Ngoảnh lại đằng sau, vùn vụt đã mười năm Chợt hoảng hốt: sao gọi mình bằng hắn? Đã mười năm tôi với tôi, đồng sàn dị mộng

Và một phần đời hoá thành: Bống - Tối - Khoác – Bình- Minh [47, 14]. Có thể nói, Đối thoại với trái tim là biểu hiện của tình đời tình người mà ở đó chính con người của tác giả đã đau nỗi đau nhân thế, sầu nỗi sầu nhân thế và khi yêu cũng bằng tình yêu nhân thế. Tập thơ chia làm hai phần: Nhật ký đọc chung Tự Bạch. Ở phần đầu, ta bắt gặp hình ảnh đa dạng kiểu người trong xã hội từ kẻ ăn mài, người say sỉn, người mẹ khổ sở, con người vất vả lo toan nơi miền Trung lũ quét cho đến người bạn đời tri giao…Mà ở bài nào, tác giả cũng thể hiện tâm hồn của con người lắm dằn vặt suy tư, đôi khi nỗi niềm ấy trở thành cái rất riêng mà tâm hồn các nhà thơ Đồng Tháp khác chưa từng có dịp chạm tới sâu sắc

Này, anh có cần không, chất xám? Đổi cho tôi ít rau muống, dưa leo!

Kính thưa ngày, đi nhà hàng du lịch

Chỉ có điên mới mang chất xám theo[47, 18].

hoặc đó là lời tự phê bình chân chất của con người dám làm dám nhận khi nỗi đau lớn nhất là tự thú với quê hương, về đời người còn thiếu sót; Bài thơ Tự nhận là một trong những lời tự phê bình toát lên ở con tim cao cả

Đằng sau những gì tôi đang có bây giờ Là cả quê hương trở trăn lo toan thiếu thốn

Tôi đang sống cuộc - đời - quê hương - chưa - được - sống Những người mẹ, người cha khao khát với ruộng vườn Tự nhận trước quê hương hết thảy lỗi lầm

Tôi khai sinh cho chính mình, khoảng đời người còn lại [47, 12]

Vậy câu thơ “Tôi đang sống cuộc - đời - quê hương - chưa - được - sống” có nghĩa là gì? Có thể khó ai trả lời được câu hỏi ấy ngoài chính người khai sinh ra chúng, nhưng có phải chăng, đó là nỗi lo lắng suy tư của trái tim thổn thức và thổn thức để tự nhận phần lỗi về mình dẫu có chăng lỗi ấy xuất phát từ tâm hồn yêu quê da diết nơi chôn nhau cắt rốn; nơi mưu sinh của niềm khao khát đóng góp cho đời.

Bài thơ Miền trung là tiếng lòng của người con xa xứ nói chung và nỗi đau tác giả nói riêng khi bão tố làm ngập xóm làng, bao cuộc đời cơ cực càng cơ cực hơn, nơi đó có hình bóng ông cha, bà mẹ

Lưng mẹ tôi còng gập sáu mươi năm Bởi gùi dằng dặc bão dông suốt đời Tóc cha tôi chưa xanh đà bạc đỏ

Vì đội cả sáu mươi mùa lửa thổi [47, 29].

Ở phần một của tập thơ này, Thai Sắc như muốn nói hộ bao người về chữ tình, chữ hiếu, cái hiếu cái tình của đứa con là ở chỗ vẽ lên hình bóng nhọc nhằn của mẹ, vì tình mẹ đã bao la như biển Thái Bình và rồi chúng ta cũng đã biết nhiều câu ca về mẹ

Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc

Đừng để buồn trên mắt mẹ nghe không?

Nhưng với tác giả Thai Sắc, đó là cái nhìn thiện cảm, chân tình về mẹ. Bài thơ Mẹ ở phần Nhật ký đọc chung đó có những câu thơ xuất phát từ trái tim con trẻ

Mắt mẹ mờ mịt gió Thổi tự biển Thái Bình Trông nghìn trùng sóng cả Đợi cánh bườm giăng lên

hoặc đó còn là Thần thoại đẹp cũng cần Mẹ cần hơn: cơm áo Mẹ ơi, tro với trấu

Đậu bạc tóc mẹ rồi [47, 32].

Xét về mặt nội dung, ở phần đầu tác giả có cái nhìn đa diện, có nét phong cách đa sầu đa cảm từ đó vẽ lên nhiều đề tài khác nhau từ thiên nhiên đến con người. Ở đâu có bảng lảng từng tác phẩm là một nét tính cách được thể hiện cùng với sự kết hợp miêu tả độc đáo các sự vật hiện tượng làm lộ rõ lên tâm hồn nhạy cảm da diết với đời. Điều này, ta cũng bắt gặp ở phần hai của tập thơ: phần

Tự Bạch. Tự Bạch xét về kiểu kết cấu thơ đã có sự khác biệt ở bài mở đầu vì đây là bài mở màn cho lối viết có thiên về tình yêu. Cái dạt dào nhất trải dài thi phẩm là tình yêu với lắm cung bậc của con tim lắm tình. Bài thơ Vô đề đầu tiên là thể thơ văn xuôi tự do phóng túng theo dòng cảm xúc Anh đưa em về trong lòng phố một đêm mưa sớm. Mưa tạnh. Vầng trăng lên. Trăng sáng mơn man…

Ngoài bài thơ này, còn gần chục bài miêu tả trạng thái của tình yêu trong khi phần hai này duy chỉ có 18 bài thơ mà thôi. Trên dưới 50% bài thơ miêu tả tình yêu, một con số đủ lớn trong chương sáng tác của tập thơ. Càng ấn tượng sâu sắc hơn khi đó là tình yêu của con người đa sầu đa cảm, đa nhân cách khi mà tình yêu bàng bạt trong thơ lúc chung thuỷ yêu thương như ở Trống mái, khi lại dạt dào vô bờ bến như bài Cánh buồm, rồi lại tưởng chừng suy ngẫm khôn nguôi lo toan vất vả Tự Bạch; khi lại vô cùng nồng nàn tha thiết

Hãy đong những vầng thơ Rưới lên kỉ niệm

Và hãy hứng ngọt ngào dòng lệ

Chảy từ những tượng đá náu mình bên biển yêu thương [47, 44]. Hoặc

Con trống con mái Chim câu

Trước sân thương nhau “cho dù…cho dù” [47, 56].

Điều đặc biệt nhất, ở phần này tác giả ứng dụng triết lí tôn giáo trong sáng tác. Có thể coi đây là chất xúc tác cho bao suy tư trằn trọc, Kinh xưng tội

Trong đêm là hai bài thơ đích chỉ hai tôn giáo: Thiên Chúa và đạo Phật. có lẽ tôn giáo luôn hướng tâm con người đến cái tâm cuộc sống, cái chân thật của lòng người, cái thiện của hành động và cái mỹ của lời nói. Có ai thấu được nỗi lòng của người hướng thiện với tâm hồn cao cả thoáng đạt, luôn làm người đọc suy ngẫm chân lý của cuộc đời bể trầm luân suy tính thiệt hơn.

Hát mãi kinh xưng tội Hằng đêm

Amen(Kinh xưng tội)

hoặc tác giả cũng bộc bạch tâm tình như bao lời nhắn gửi

Anh dại khờ ra trong đêm huyễn hoặc

Vương quốc của côn trùng, của đom đóm, của dơi

Hái chiếc lá và niệm câu thần chú “Nam-mô-a-di-đà-Tình yêu” [47, 50]. Dẫu Nhật ký đọc chung hay Tự Bạch, tác giả Thai Sắc có gắn kết tình yêu vào cuộc sống con người với bao lo toan, trăn trở, nhưng cái cốt lỗi nhất là trái tim yêu ấy lúc nào cũng thổn thức khôn nguôi, đấy có thể gọi là trái tim không ngủ yên. Tiếng lòng dào dạt khi tình yêu lên ngôi, khi niềm đau xuất hiện kể cả đôi lúc tâm tình sâu kín gửi cho người qua giọt máu con tim cùng tìm thức ẩn sâu trong lòng ngực. Tất cả là nhịp đập của cuộc đời mang hơi thở trái tim yêu. Đối thoại với trái tim của Thai Sắc là tập thơ sâu nghĩa nặng tình trong hồn thơ Đồng Tháp ngân nga khúc ca tình thắm thiết. Có thể nói tập thơ này cùng với một số tập thơ khác của mình, Thai Sắc đã làm nên những nốt nhạc trầm cho bài tình ca diện mạo thơ Đồng Tháp sau 1975 mãi mãi ngân lên trong lòng người đọc bao thế hệ. Đây là thành công lớn của một nhà thơ có thể xem là khá tiêu biểu cho thơ Đồng Tháp sau 1975, từ tác giả này về sau, có biết bao nhà thơ được tiếp nối tấm gương lao động nghệ thuật sáng tạo miệt mài.

Một phần của tài liệu Diện mạo thơ đồng tháp sau 1975 luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 109 - 113)